Một trong những điểm mới của Luật Nhà ở này là nới lỏng điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam cho đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài (Điều 159)
Theo đó, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm có:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án
- Doanh nghiệp FDI, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam
Theo quy định cũ tại khoản 2 Điều 9 Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 thì chỉ tổ chức, cá nhân nước ngoài có dự án đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê mới được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Ngoài hình thức đầu tư xây dựng nhà ở, tổ chức, cá nhân nước ngoài còn được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức sau: mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, chỉ được sở hữu tối đa 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ tại khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường thì chỉ được sở hữu tối đa 250 căn nhà (Điều 161)
Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015 và thay thế Luật số 56/2005/QH11 .
Văn bản xử phạt | |
![]() | Mức xử phạt vi phạm về an ninh, trật tự kể từ 1/1/2022 |
Thông tin | |
Hiệu lực | 1-Jul-2015 |
Hết hiệu lực | Không xác định |
Đăng tải | Bản tin LuatVietnam số 3629 |
Tệp đính kèm |
![]() ![]() |
Các bản hợp nhất thay đổi |
Thay đổi lần 1: LL65_25112014QH13[Rev.1, 40/2019/QH14, 01/07/2020].doc |
Thay đổi lần 2: LL65_25112014QH13[Rev.2, 61/2020/QH14, 01/01/2021].doc |
Thay đổi lần 3: LL65_25112014QH13[Rev.3, 64/2020/QH14, 01/01/2021].doc |
Dòng thời gian |
1-Mar-2022![]() 1-Jan-2021![]() 1-Jan-2021![]() 1-Jul-2020![]() 1-Jul-2015![]() 1-Jan-2009![]() 1-Jul-2006![]() |