![]() |
Sổ tay #352 | Các Biểu Thuế nhập khẩu
Bên cạnh thuế suất MFN dành cho hàng nhập khẩu từ các nước thành viên WTO, còn có hơn 10 biểu thuế khác gắn liền với các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết. |
Thuế AANZFTA dành cho hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các nước ASEAN và 02 nước Australia, New Zealand, đòi hỏi C/O Form AANZ và nhập khẩu trực tiếp từ các nước ASEAN hoặc 02 nước Australia, New Zealand.
Biểu thuế có đến 5 cột thuế suất quy định mức thuế AANZFTA cụ thể cho các năm từ 2018 - 2022. Trong đó, phần nhiều là mức thuế suất 0%.
Thuế ACFTA áp dụng với hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các nước ASEAN và Trung Quốc.
Biểu thuế ACFTA có 5 cột thuế suất, quy định mức thuế ACFTA tương ứng cho từng năm từ 2018 - 2022.
Ngoài ra, Biểu thuế còn có thêm cột Nước không được hưởng ưu đãi, dùng để chỉ hàng nhập khẩu từ những nước này sẽ không được hưởng thuế ACFTA giai đoạn 2018 - 2022.
Hàng nhập khẩu để được hưởng thuế ACFTA phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: có tên trong Biểu thuế; được nhập khẩu/vận chuyển trực tiếp từ các nước ASEAN hoặc Trung Quốc và có C/O Form E.
Thuế AHKFTA dành cho hàng nhập khẩu từ các nước thành viên của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông, Trung Quốc, gồm: Brunei Darussalam; Campuchia; Indonesia; Lào; Malaysia; Mianma; Philippines; Singapore; Thái Lan; Hồng Kông (Trung Quốc); Việt Nam (bao gồm hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước)
Biểu thuế AHKFTA có 4 cột thuế suất, áp dụng cho các giai đoạn gồm: (i) từ 11/6/2019 - 31/12/2019; (ii) từ 1/1/2020 - 31/12/2020; (iii) từ 1/1/2021 - 31/12/2021; (iv) từ 1/1/2022 - 31/12/2022.
Để được hưởng thuế AHKFTA, hàng nhập khẩu cần xuất trình C/O Form AHK. Tại Việt Nam, C/O Form AHK được cấp theo quy định tại Thông tư số 21/2019/TT-BCT ngày 8/11/2019.
Thuế AIFTA dành cho hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các nước ASEAN và Ân Độ, đòi hỏi C/O Form AI và nhập khẩu trực tiếp từ các nước ASEAN hoặc Ân Độ
Biểu thuế AIFTA có 5 cột thuế suất, áp dụng tương ứng cho từng năm từ 2018 - 2022. Trong đó, thuế suất AIFTA của các năm sau có xu hướng giảm so với năm trước.
Thuế AJCEP áp dụng cho hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các nước ASEAN và Nhật Bản, đòi hỏi C/O Form AJ và vận chuyển trực tiếp từ các nước ASEAN hoặc Nhật Bản.
Biểu thuế AJCEP có đến 6 cột thuế suất, áp dụng cho 06 giai đoạn gồm: 1/1/2018 - 31/3/2018; 1/4/2018 - 31/3/2019; 1/4/2019 - 31/3/2020; 1/4/2020 - 31/3/2021; 1/4/2021 - 31/3/2022 và 1/4/2022 - 31/3/2023. Trong đó, thuế suất AJCEP của các năm sau có xu hướng giảm so với năm trước.
Thuế AKFTA, áp dụng với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước ASEAN và Hàn Quốc
Biểu thuế có đến 5 cột thuế suất, áp dụng tương ứng cho từng năm, từ 2018 - 2022. Phần lớn thuế suất AKFTA giai đoạn từ 2018 - 2022 đều bằng 0%.
Ngoài ra, trong Biểu thuế còn có thêm cột "Nước không được hưởng ưu đãi" và cột "GIC" để chỉ những hàng hóa sản xuất tại Khu công nghiệp Khai Thành thuộc lãnh thổ Triều Tiên được áp dụng thuế suất AKFTA.
Để được hưởng thuế AKFTA, hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: có tên trong Biểu thuế; được nhập khẩu trực tiếp từ các nước ASEAN và Hàn Quốc vào Việt Nam, đồng thời có C/O Form AK.
Thuế ATIGA dành cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ các nước ASEAN
Biểu thuế có 5 cột thuế suất, áp dụng tương ứng cho 5 năm từ 2018 đến 2022
Để được hưởng thuế ATIGA, hàng nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau: có tên trong Biểu thuế; được nhập khẩu / vận chuyển trực tiếp từ các nước ASEAN và có C/O Form D
Biểu thuế này dành cho hàng nhập khẩu từ 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP vào Việt Nam, giai đoạn 2019 - 2022, áp dụng từ 26/6/2019
Để được hưởng thuế CPTPP, hàng nhập khẩu cần có C/O form CPTPP và vận chuyển đến Việt Nam từ 10 nước thành viên còn lại, gồm: Australia, Bruney, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore
Tại Việt Nam, C/O form CPTPP được cấp theo các tiêu chí quy định tại Thông tư số 07/2019/TT-BCT ngày 19/4/2019
Thuế MFN dành cho hàng nhập khẩu từ các nước thành viên WTO
Trong biểu thuế MFN này, một số dòng thuế ô tô dưới 9 chỗ thuộc nhóm 87.03 được cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết WTO. Đồng thời, các mặt hàng cá thuộc nhóm 03.03 và ô tô tải thuộc nhóm 87.04 cũng bị loại bỏ khỏi lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết WTO do các mặt hàng này đã được cắt giảm về mức cam kết cuối cùng vào năm 2017.
Biểu thuế này quy định mức thuế suất dành cho hàng nhập khẩu từ các nước không được hưởng Quy chế tối huệ quốc (MFN) của Việt Nam, tức các nước không thuộc WTO
Nguyên tắc tính thuế Non-MFN không có thay đổi so với trước, vẫn là 150% so với mức thuế MFN hiện hành.
Riêng mức thuế MFN của năm 2018 sẽ áp dụng theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP .
Thuế VCFTA, chỉ áp dụng với hàng hóa nhập khẩu song phương của Việt Nam và Chi Lê.
Trong Biểu thuế có 5 cột thuế suất, áp dụng tương ứng cho 5 năm, từ 2018 - 2022.
Hàng hóa nhập khẩu (bao gồm cả hàng nhập từ khu PTQ) phải đáp ứng các điều kiện sau mới được hưởng thuế VCFTA: có tên trong Biểu thuế; được nhập khẩu, vận chuyển trực tiếp từ Chi Lê vào Việt Nam và có C/O Form VC.
Thuế VJEPA dành riêng cho hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản, đòi hỏi C/O Form VJ
Thuế VKFTA, áp dụng với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hàn Quốc.
Biểu thuế có đến 5 cột thuế suất, áp dụng tương ứng cho từng năm, từ 2018 - 2022.
Ngoài ra, trong Biểu thuế còn có thêm cột "GIC" dùng để đánh dấu những hàng hóa được sản xuất tại Khu công nghiệp Khai Thành thuộc lãnh thổ Triều Tiên được áp dụng thuế suất VKFTA.
Để được hưởng thuế VKFTA, hàng hóa nhập khẩu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện: có tên trong Biểu thuế; được nhập khẩu trực tiếp từ Hàn Quốc và có C/O Form KV.
Thuế VN-EAEU FTA áp dụng với hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên của Hiệp định Thương mại tự do giữa một bên là Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á - Ẵu.
Biểu thuế VN-EAEU FTA có 05 cột thuế suất, quy định các mức thuế VN-EAEU FTA tương ứng cho từng năm từ 2018 - 2022.
Ngoài ra, Biểu thuế này còn có bổ sung thêm ký hiệu "Q", dùng để chỉ mức thuế trong hạn ngạch đối với những hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch.
Hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế VN-EAEU FTA theo Biểu thuế này phải có C/O Form EAV.
Với biểu thuế xuất khẩu 2018, khi xuất khẩu các mặt hàng là vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm chưa được quy định từ số thứ tự 01 - 210 trong Biểu thuế xuất khẩu, đồng thời có tổng trị giá TNKS cộng với chi phí năng lượng từ 51% giá thành trở lên, doanh nghiệp phải khai báo mã HS 08 chữ số tương ứng theo Biểu thuế nhập khẩu và áp dụng thuế suất 5%.