Thông tư quy định chi tiết khoản 2 Điều 91 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP về nguyên tắc, cách xác định số lợi bất hợp pháp phải nộp cho nhà nước do vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm.
Bao gồm các trường hợp cụ thể sau:
- Cách xác định số lợi bất hợp pháp là tiền (Điều 5);
- Cách xác định số lợi bất hợp pháp là giấy tờ có giá (Điều 6);
- Cách xác định số lợi bất hợp pháp là vật, tài sản khác (Điều 7);
- Các xác định số tiền phải nộp đối với tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định (Điều 8).
Trong đó, lưu ý, số lợi bất hợp pháp phải nộp cho nhà nước được xác định từ khi có hành vi vi phạm đến thời điểm chấm dứt vi phạm hoặc có quyết định xử phạt.
Số lợi bất hợp pháp được xác định riêng theo từng hành vi vi phạm (nếu có nhiều hành vi vi phạm) và theo từng lần vi phạm (nếu vi phạm nhiều lần).
Đối với số lợi bất hợp pháp là tiền, được xác định bằng số tiền thu được từ việc chuyển nhượng, tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ vi phạm sau khi trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa, dịch vụ căn cứ theo hồ sơ, chứng từ chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó. Nếu không có hồ sơ, chứng từ thì xác định số lợi căn cứ theo giá thị trường tại thời điểm phát hiện vi phạm.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023 và thay thế Thông tư số 149/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014.
Văn bản phụ thuộc |
Văn bản xử phạt | |
Không xác định |
Thông tin | |
Hiệu lực | 1-Jan-2023 |
Hết hiệu lực | Không xác định |
Đăng tải | Bản tin LuatVietnam số 5590 |
Tệp đính kèm |
![]() ![]() |
Dòng thời gian |