Thông tư này quy định về tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo; quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền; quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo; chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ; giao dịch chuyển tiền điện tử; chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử; hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử.
Đáng chú ý, theo Điều 9 Thông tư này, đối với giao dịch chuyển tiền điện tử giữa các tổ chức tài chính ở trong nước, bắt buộc phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước nếu giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương.
Đối với giao dịch chuyển tiền điện tử có sự tham gia của tổ chức tài chính ở nước ngoài (giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế), bắt buộc phải báo cáo với Ngân hàng Nhà nước nếu giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 USD trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
Tuy nhiên, miễn báo cáo nếu: giao dịch chuyển tiền bắt nguồn từ giao dịch sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ; giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/7/2023, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Thay thế Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013; Thông tư số 31/2014/TT-NHNN
ngày 11/11/2014; Thông tư số 20/2019/TT-NHNN
ngày 14/11/2019.
Thông tin | |
Hiệu lực | 28-Jul-2023 |
Hết hiệu lực | Không xác định |
Đăng tải | Bản tin LuatVietnam số 5759 |
Tệp đính kèm |
Văn bản xử phạt | |
Không xác định |
Dòng thời gian |