Thông tư ban hành mới Danh mục phương tiện bảo hộ cá nhân phải trang bị cho người lao động làm việc trong những ngành, nghề độc hại, nguy hiểm (xem Phụ lục I đính kèm).
Cần lưu ý, ngoài những ngành, nghề độc hại, nguy hiểm phải trang bị bảo hộ lao động quy định tại Phụ lục I, doanh nghiệp còn phải chủ động xây dựng danh mục và cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Các nghề, công việc chưa quy định tại Phụ lục I nhưng doanh nghiệp xét thấy có yếu tố nguy hiểm, độc hại;
b) Các nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I nhưng cần bổ sung danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân để bảo đảm ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại.
Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức độ yêu cầu của từng nghề, công việc cụ thể tại cơ sở mình, khuyến nghị của nhà sản xuất đối với từng loại phương tiện bảo hộ để quyết định thời hạn sử dụng, số lượng phương tiện bảo hộ cấp phát cho người lao động.
Nếu phương tiện bảo hộ đã cấp phát bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng, doanh nghiệp phải trang bị lại cho người lao động và được yêu cầu bồi thường nếu người lao động làm mất, hư hỏng phương tiện bảo hộ mà không có lý do chính đáng.
Doanh nghiệp phải lập sổ trang cấp, theo dõi việc cấp phát phương tiện bảo hộ lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục II.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2023 và thay thế Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014.
Văn bản phụ thuộc |
Văn bản xử phạt | |
Không xác định |
Thông tin | |
Hiệu lực | 1-Apr-2023 |
Hết hiệu lực | Không xác định |
Đăng tải | Bản tin LuatVietnam số 5625 |
Tệp đính kèm |
![]() ![]() |
Dòng thời gian |