Lược đồ | Giấy phép lao động Tổng số 25 bản ghi | Cập nhật đến: 31-Jan-2023 Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải có giấy phép lao động, nếu thuộc trường hợp được miễn giấy phép lao động thì cần phải có văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Văn bản này cũng có thời hạn hiệu lực như giấy phép (Khoản 1 Điều 153 Bộ Luật Lao động số 45/2019/QH14) |
CHÍNH SÁCH | ||
![]() |
15/2/2021 | 21 trường hợp được miễn giấy phép lao động
(Điều 7 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP)
Những trường hợp dưới đây được Xem thêm 1. Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên. 2. Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên. 3. Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải. 4. Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (OĐA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về OĐA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài. 5. Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. 6. Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia. 7. Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này. 8. Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm. 9. Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật. 10. Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam. 11. Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 2 Nghị định này. 12. Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. 13. Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại. 14. Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu. 16. Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. 17. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ. 18. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được. 19. Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư. 20. Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 21. Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, mặc dù được miễn giấy phép lao động nhưng vẫn phải xin "Xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động" |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT | ||
![]() |
15/2/2021 | Quy định mới về Giấy phép lao động từ 2021 ![]() (Nghị định số 152/2020/NĐ-CP)
Nghị định này thay mới các quy định liên quan đến lao động nước ngoài nhằm phù phù hợp với Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, gồm: Xem thêm 1. Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động (GPLĐ) và cấp Giấy xác nhận miễn giấy phép lao động. 2. Tuyển dụng, giới thiệu, quản lý người Việt Nam làm việc cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Một trong số các thay đổi so với trước đây là người nước ngoài khi đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam phải góp vốn ít nhất 3 tỷ đồng mới thuộc diện được miễn Giấy phép lao động (khoản 1, 2 Điều 7) Việc miễn GPLĐ đối với trường hợp làm việc ngắn hạn (dưới 30 ngày mỗi lần) của những chuyên gia, giám đốc... chỉ được chấp nhận tối đa 3 lần mỗi năm (quy định cũ miễn tối đa không quá 90 ngày cộng dồn/năm) (khoản 8 Điều 7). Đính kèm các biểu mẫu: - Mẫu số 01/PLI - Về việc giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. - Mẫu số 02/PLI - Về việc giải trình thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. - Mẫu số 03/PLI - Về việc chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài. - Mẫu số 04/PLI - Về việc đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người lao động nước ngoài. - Mẫu số 05/PLI - Về việc điều chỉnh, bổ sung nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. - Mẫu số 06/PLI - Về việc tuyển người lao động nước ngoài vào các vị trí công việc không tuyển được người lao động Việt Nam. - Mẫu số 07/PLI - Báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài. - Mẫu số 08/PLI - Báo cáo tình hình người lao động nước ngoài. - Mẫu số 09/PLI - Về việc xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. - Mẫu số 10/PLI - Giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động. - Mẫu số 11/PLI - Về việc cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. - Mẫu số 12/PLI - Giấy phép lao động. - Mẫu số 13/PLI - Quyết định về việc thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài. - Mẫu số 14/PLI - Sổ theo dõi người lao động nước ngoài. - Mẫu số 15/PLI - Về việc không được xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động/không cấp/cấp lại/gia hạn giấy phép lao động. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2021. Thay thế Nghị định số 11/2016/NĐ-CP |
HƯỚNG DẪN | ||
![]() |
14/10/2022 | Thay mới quy trình gia hạn giấy phép lao động tại TP. HCM
(Quyết định số 3475/QĐ-UBND)
Quyết định công bố 17 quy trình mới về giải quyết thủ tục trong lĩnh vực dạy nghề và việc làm trên địa bàn TP. HCM. Xem thêm Đáng chú ý trong đó có quy trình Gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (quy trình số 10). Còn lại là các quy trình giải quyết thủ tục trong lĩnh vực dạy nghề, như: - Thành lập hội đồng trường trung cấp công lập; - Miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường trung cấp công lập; - Thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường trung cấp tư thục; chấm dứt hoạt động hội đồng quản trị; - Công nhận hội đồng quản trị trường trung cấp tư thục; - Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; - Cấp giấy chứng nhận đăng ký liên kết đào tạo với nước ngoài của trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; ... Nội dung chi tiết của các quy trình mới có thêm xem trên website của Văn phòng UBND TP. HCM tại địa chỉ https://vpub.hochiminhcity.gov.vn/portal/KenhTin/Quy-trinh-noi-boTTHC.aspx. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. |
![]() |
22/8/2022 | Thay mới thủ tục gia hạn giấy phép lao động (tại TP. HCM)
(Quyết định số 2819/QĐ-UBND)
Quyết định thay mới thủ tục Gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại TP. HCM. Xem thêm Theo đó, so với thủ tục cũ, thủ tục mới có điều chỉnh thành phần hồ sơ và mẫu tờ khai đề nghị gia hạn giấy phép lao động theo quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP . Phí gia hạn giấy phép lao động là 450.000 đồng, nếu áp dụng hình thức gia hạn trực tuyến sẽ được giảm 50% lệ phí (trong giai đoạn từ 3/9/2021 đến 31/12/2022). Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. |
![]() |
15/4/2022 | Thay mới thủ tục cấp giấy phép lao động và đăng ký nội quy tại Ban Quản lý KCX TP. HCM
(Quyết định số 1148/QĐ-UBND)
Quyết định công bố kèm hướng dẫn một số thủ tục sửa đổi trong lĩnh vực lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM, bao gồm: Xem thêm 1. Đăng ký nội quy lao động 2. Báo cáo giải trình nhu cầu, thay đổi nhu cầu tuyển lao động nước ngoài 3. Xác nhận người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động 4. Cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam 5. Cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ các nội dung công bố cho thủ tục V.l, V.2, V.3, V.4, V.5, V.6, V.7 ban hành kèm theo Quyết định số 3131/QĐ-UBND |
![]() |
6/5/2021 | Các thủ tục mới về cấp và gia hạn giấy phép lao động
(Quyết định số 526/QĐ-LĐTBXH)
Quyết định công bố kèm hướng dẫn các thủ tục mới ban hành hoặc sửa đổi đối với lao động nước ngoài, bao gồm: Xem thêm - Cấp mới, cấp lại giấy phép lao động; - Gia hạn giấy phép lao động; - Xác nhận người lao động không thuộc diện phải xin giấy phép lao động; - Báo cáo giải trình nhu cầu, thay đổi nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài; - Đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển lao động nước ngoài; ... Các thủ tục mới này được hướng dẫn căn cứ theo quy định tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP . Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. |
![]() |
2/10/2017 | Quy trình cấp giấy phép lao động qua mạng ![]() (Thông tư số 23/2017/TT-BLĐTBXH)
Thông tư hướng dẫn thực hiện qua mạng các thủ tục sau: Xem thêm 1. Chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài; 2. Cấp mới, cấp lại giấy phép lao động; 3. Xác nhận thuộc diện miễn giấy phép lao động. Theo đó, khi cần thực hiện các thủ tục nêu trên, doanh nghiệp truy cập vào địa chỉ http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn để nộp tờ khai và hồ sơ. Đối với các giấy tờ ở dạng chứng từ giấy thì phải chuyển đổi sang chứng từ điện tử dạng pdf, doc, docx hoặc jpg trước khi nộp. Thời hạn nộp hồ sơ: trước ít nhất 20 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài (đối với thủ tục chấp thuận); trước ít nhất 7 ngày làm việc kể từ ngày lao động nước ngoài bắt đầu làm việc (đối với thủ tục cấp giấy phép) và trước ít nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm (đối với thủ tục xác nhận miễn giấy phép). Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/10/2017. |
![]() |
1/10/2015 | Rút gọn thủ tục cấp giấy phép lao động cho chuyên gia KH&CN ![]() (Thông tư số 24/2015/TT-BLĐTBXH)
Thông tư này hướng dẫn việc cấp giấy phép lao động theo trình tự, thủ tục rút gọn dành cho Việt kiều và chuyên gia người nước ngoài đến Việt Nam tham gia hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) Xem thêm Theo đó, Việt kiều và chuyên gia nước ngoài nếu tham gia hoạt động KH&CN tại Việt Nam dưới 30 ngày thì được miễn giấy phép lao động; chỉ cần báo cáo với Cục Việc làm trước 10 ngày làm việc. Ngoài ra, nếu Việt kiều nhập cảnh bằng hộ chiếu Việt Nam cũng không phải xin giấy phép (khoản 3 Điều 2 và Điều 12) Trường hợp thuộc diện phải xin cấp giấy phép lao động thì hồ sơ chỉ cần 04 loại giấy tờ sau đây, đơn giản hơn rất nhiều so với quy định chung tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP i/ Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động (theo mẫu số 02, Thông tư này) ii/ Văn bản chấp thuận việc sử dụng chuyên gia KH&CN của cơ quan có thẩm quyền hoặc của Thủ tướng iii/ Bản sao (có chứng thực) hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế iv/ 2 ảnh mầu, chụp không quá 6 tháng Thời hạn giải quyết hồ sơ tối đa chỉ 03 ngày làm việc, ngắn hơn quy định chung là 10 ngày làm việc (khoản 2 Điều 5 Thông tư 24/2015/TT-BLĐTBXH , khoản 2 Điều 12 Nghị định 102/2013/NĐ-CP Tuy nhiên, hồ sơ cấp giấy phép lao động cho chuyên gia KH&CN phải nộp tại Cục Việc làm, không phải Sở Lao động TB&XH địa phương Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2015. |
THAM KHẢO | ||
![]() |
20/7/2022 | [TP. HCM] Từ 20/7/2022, gia hạn giấy phép lao động phải nộp lệ phí 450.000 đồng
(Nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND)
Từ ngày 20/7/2022, lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại TP. HCM sẽ thu theo mức là 600.000 đồng/giấy phép cấp mới và 450.000 đồng/giấy phép cấp lại hoặc gia hạn. Xem thêm Mức thu tại Nghị quyết này không có thay đổi so với mức lệ phí quy định tại Nghị quyết số 11/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017. Điểm khác chỉ là Nghị quyết này bổ sung mức thu lệ phí 450.000 đồng cho trường hợp cấp gia hạn giấy phép lao động. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 20/7/2022 và thay thế Nghị quyết số 11/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017. |
![]() |
3/7/2019 | Có giấy phép lao động, người nước ngoài được phép đổi thị thực để xin cấp thẻ tạm trú ![]() (Công văn số 1805/BCA-V03)
Theo Bộ Công an, trường hợp người nước ngoài được doanh nghiệp bảo lãnh cấp thị thực (ký hiệu DN) để vào làm việc tại doanh nghiệp, nay đã được cấp giấy phép lao động thì được xem xét cấp thị thực, thẻ tạm trú phù hợp. Xem thêm Doanh nghiệp có thể đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh - Công an cấp tỉnh để làm thủ tục theo quy định. |
![]() |
23/5/2018 | Có bắt buộc chuyển đổi thị thực sau khi xin giấy phép lao động? ![]() (Công văn số 1160/BCA-V19)
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật xuất nhập cảnh số 47/2014/QH13 Mặt khác, theo Bộ Công an, trường hợp người nước ngoài đã được cấp thẻ tạm trú (thị thực) ký hiệu TT để sống cùng vợ/chồng là người Việt hoặc ký hiệu ĐT để vào đầu tư tại Việt Nam, nay xin giấy phép lao động để đi làm thêm tại một công ty khác thì người nước ngoài vẫn giữ mục đích cư trú là vào sống cùng vợ/chồng hoặc đầu tư nên được tiếp tục sử dụng thị thực ký hiệu TT, ĐT để cư trú tại Việt Nam. |
![]() |
25/3/2016 | Chi phí làm giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho người nước ngoài được chấp nhận ![]() (Công văn số 2592/CT-TTHT)
Trường hợp Công ty ký hợp đồng lao động thuê người nước ngoài để phục vụ sản xuất kinh doanh có phát sinh chi phí làm giấy phép lao động, thẻ tạm trú cho người nước ngoài (các khoản chi này được quy định tại hợp đồng lao động), có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp ghi tên, địa chỉ, MST của Công ty thì được tính vào chi phí hợp lý theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC Tuy nhiên, các khoản chi này phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC |
XỬ PHẠT / KHUYẾN CÁO | ||
![]() |
27/12/2022 | Xin cấp lại Giấy phép lao động bị mất phải có xác nhận của công an phường ![]() (Quyết định số 4539/QĐ-UBND)
Thủ tục mới sẽ rút ngắn thời gian cấp lại Giấy phép lao động còn 1 ngày làm việc. Xem thêm Riêng trường hợp GIấy phép lao động bị mất, đương đơn phải xin xác nhận của cơ quan công an xã/phường nơi người nước ngoài cư trú Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ nội dung công bố cho thủ tục số 3 tại Danh mục thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định số 311/QĐ-UBND |
![]() |
17/1/2022 | Không ký hợp đồng lao động sau khi được cấp GPLĐ, phạt 4 triệu
(Điểm b, Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP)
Mức phạt từ 2 đến 6 triệu dành cho người sử dụng lao động nếu: "Không gửi hợp đồng lao động bản gốc hoặc bản sao có chứng thực đã ký kết sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động" |
![]() |
17/1/2022 | Sử dụng lao động nước ngoài không đúng với GPLĐ, phạt 15 triệu
(Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP)
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác |
![]() |
17/1/2022 | Người nước ngoài làm việc không có GPLĐ, phạt 20 triệu
(Khoản 3 Điều 32 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP)
Mức phạt từ 15 đến 25 triệu đồng dành cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, kể cả trường hợp có giấy phép hoặc văn bản xác nhận nhưng đã hết hiệu lực |
![]() |
17/1/2022 | Doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài không GPLĐ, mức phạt tính theo số lượng
(Khoản 4 Điều 32 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP)
Mức phạt tính theo từng nhóm số lượng vi phạm như sau: Xem thêm a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người; b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người; c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên. Mức trên trên sẽ phải nhân đôi nếu là doanh nghiệp (Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP) |
![]() |
1/1/2021 | Buộc xuất cảnh hoặc trục xuất nếu vi phạm
(Khoản 2 Điều 153 Luật số 45/2019/QH14)
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất |
![]() |
31/1/2023 | Từ 1/1/2023, dừng nới lỏng điều kiện cấp giấy phép lao động do ảnh hưởng dịch Covid-19 ![]() (Công văn số 298/SLĐTBXH-VLATLĐ)
Theo lưu ý của Sở Lao động TB&XH TP. Hà Nội, các quy định về nới lỏng điều kiện, thủ tục cấp, gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài trong giai đoạn dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 105/NQ-CP đã hết hiệu lực từ ngày 1/1/2023 (chỉ áp dụng đến hết 31/12/2022). Xem thêm Do đó, kể từ ngày 1/1/2023, khi tiến hành các thủ tục hành chính liên quan đến người lao động nước ngoài, doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định khung tại Nghị định 152/2020/NĐ-CP . |
![]() |
23/4/2020 | Hạch toán tiền lương của người di chuyển nội bộ không cần có giấy phép lao động ![]() (Công văn số 26515/CT-TTHT)
Trường hợp người lao động nước ngoài thuộc diện phải xin giấy phép nhưng chưa được cấp giấy phép lao động thì các chi phí tiền lương, thưởng... chi trả cho lao động nước ngoài sẽ không được hạch toán và khấu trừ thuế. Xem thêm Tuy nhiên, đối với người nước ngoài "di chuyển nội bộ" được miễn giấy phép lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 11/2016/NĐ-CP |
![]() |
5/11/2019 | Sáp nhập Công ty phải làm lại giấy phép lao động và thẻ tạm trú ![]() (Công văn số 3341/BCA-V03)
Theo Bộ Công an, việc sáp nhập Công ty sẽ dẫn đến thay đổi đơn vị sử dụng lao động kèm đơn vị bảo lãnh cấp thẻ tạm trú đối với người lao động nước ngoài tại Công ty bị sáp nhập. Xem thêm Do vậy, sau khi sáp nhập, Công ty nhận sáp nhập phải làm lại thủ tục xin giấy phép lao động và cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài. Tuy nhiên, trường hợp này, người lao động nước ngoài không phải xuất cảnh do mục đích nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài không thay đổi. |
![]() |
16/7/2019 | Chuyển công ty phải xin cấp lại giấy phép lao động ![]() (Công văn số 646/CVL-QLLĐ)
Theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP Hồ sơ xin giấy phép lao động trong trường hợp này bao gồm các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 5, 6, 7 Điều 10 Nghị định 11/2016/NĐ-CP Về biểu mẫu, tham khảo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH Về trình tự thủ tục hành chính, tham khảo Quyết định số 602/QĐ-LĐTBXH ngày 26/4/2017 |
![]() |
15/2/2019 | Hạch toán chi phí tiền lương của lao động nước ngoài phải kèm theo giấy phép lao động ![]() (Công văn số 6351/CT-TTHT)
Theo Công văn này, trường hợp doanh nghiệp thuê người nước ngoài để làm việc tại Việt Nam nhưng chưa được cấp giấy phép lao động theo quy định thì chưa đủ cơ sở để được hạch toán và khấu trừ thuế đối với các khoản chi phí chi trả cho lao động nước ngoài. |
![]() |
25/1/2019 | Giấy phép lao động sẽ bị chấm dứt hiệu lực nếu ký kết sai HĐLĐ ![]() (Công văn số 75/CVL-QLLĐ)
Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 Hợp đồng lao động ký kết với người nước ngoài về nguyên tắc phải phù hợp với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp. Nếu nội dung thỏa thuận trong hợp đồng trái với nội dung của giấy phép lao động thì giấy phép đó sẽ bị chấm dứt hiệu lực (khoản 3 Điều 174 Bộ luật lao động). |
![]() |
20/8/2018 | Thiếu giấy phép lao động, chi phí cho người nước ngoài không được chấp nhận
(Công văn số 57932/CT-TTHT)
Theo Công văn này, trường hợp Công ty thuê lao động nước ngoài để thực hiện các công việc tại Việt Nam nhưng chưa được cấp giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận miễn giấy phép lao động thì không được hạch toán và khấu trừ thuế các khoản chi phí liên quan đến người lao động nước ngoài đó. |