Lược đồ | Hành nghề y Tổng số 23 bản ghi | Cập nhật đến: 18-Oct-2022 Bao gồm các quy định dành cho bác sĩ |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT | ||
![]() |
15/1/2021 | Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ đa khoa ![]() (Thông tư số 21/2020/TT-BYT)
Thông tư này quy định về nội dung, tổ chức việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đa khoa đối với bác sỹ y khoa và trách nhiệm thực hiện Xem thêm Thông tư này không áp dụng đối với bác sỹ (răng hàm mặt, y học cổ truyền, y học dự phòng, bác sỹ chuyên khoa khác hoặc người có văn bằng tốt nghiệp cử nhân y khoa đã được đào tạo bổ sung theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 5 Thông tư 42/2018/TT-BYT . Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2021. Bãi bỏ quy định: "Trường hợp là bác sỹ đa khoa thì đăng ký thực hành theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi hoặc đăng ký thực hành theo một trong các hệ nội - nhi hoặc ngoại - sản. Trường hợp thực hành theo hệ thì tổng thời gian thực hành là 18 tháng trong đó thời gian thực hành tại mỗi chuyên khoa thuộc hệ ít nhất là 09 tháng liên tục" tại Điều 15 Thông tư số 41/2011/TT-BYT |
![]() |
15/10/2019 | Quy định về phạm vi KCB của phòng khám gia đình ![]() (Thông tư số 21/2019/TT-BYT)
So với quy định cũ, Thông tư này quy định rõ hơn về phạm vi hoạt động chuyên môn đối với phòng khám gia đình và bác sĩ gia đình. Xem thêm Theo đó, các phòng khám gia đình và bác sĩ gia đình chỉ được thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi sau: - Sơ cứu, cấp cứu; - Khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật, đặc biệt các bệnh dịch; - Bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm; - Chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh tại nhà đối với người bệnh theo danh mục quy định tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư này; - Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản; thuộc Danh mục kỹ thuật của tuyến 3, tuyến 4 và các kỹ thuật chuyên môn khác, ở tuyến cao hơn khi đủ điều kiện. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2019 và thay thế Thông tư số 16/2014/TT-BYT |
![]() |
1/7/2016 | Quy định về cấp phép hoạt động KCB ![]() (Nghị định số 109/2016/NĐ-CP
![]() Nghị định quy định về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề và điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám chữa bệnh (KCB). Xem thêm Theo Điều 22 Nghị định này, đối với cơ sở y tế tại các doanh nghiệp được tổ chức theo một trong 03 hình thức sau: (i) Phòng khám đa khoa; (ii) Phòng khám nội tổng hợp; (iii) Trạm y tế. Trường hợp lựa chọn hình thức tổ chức nào thì phải đáp ứng điều kiện tương ứng đối với loại hình đó. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016 và thay thế Điều 3 Nghị định số 87/2011/NĐ-CP |
![]() |
1/1/2012 | Bị tai biến khi khám chữa bệnh sẽ được bồi thường ![]() (Nghị định số 102/2011/NĐ-CP)
Kể từ năm 2012, các Bệnh viện, Phòng khám bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và lương y Xem thêm Việc bảo hiểm nhằm đảm bảo mức bồi thường cho bệnh nhân trong trường hợp xảy ra tai biến trong khám chữa bệnh do sai sót chuyên môn kỹ thuật, sơ suất, bất cẩn của người đang hành nghề Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường khi có đơn khiếu nại của người bệnh sau khi xảy ra tai biến. Kinh phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề y sẽ do Bệnh viện tự chi trả hoặc cân đối từ các nguồn thu. Chậm nhất đến hết năm 2015, các bệnh viện phải đảm bảo việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề y, đến hết năm 2017, các tổ chức khám chữa bệnh khác như phòng khám, phòng mạch tư nhân... bắt buộc phải mua loại bảo hiểm này. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01.01.2012. |
HƯỚNG DẪN | ||
![]() |
1/3/2020 | Danh mục kỹ thuật chuyên môn được thực hiện đối với bác sĩ, y sĩ
(Thông tư số 35/2019/TT-BYT)
Thông tư ban hành 02 Phụ lục gồm: Xem thêm - Danh mục kỹ thuật chuyên môn KCB đối với bác sĩ đa khoa (Phụ lục I) - Danh mục kỹ thuật chuyên môn KCB đối với bác sĩ chuyên khoa (Phụ lục II) Theo đó, người có chứng chỉ hành nghề là bác sĩ đa khoa, chuyên khoa sẽ được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn theo các Danh mục nêu trên, không phân biệt thâm niên hành nghề và bác sĩ ở tuyến trên hay tuyến dưới (Điều 3). Đối với bác sĩ y học dự phòng, được khám phát hiện và xử trí các bệnh thông thường; xử trí ban đầu một số trường hợp cấp cứu tại cộng đồng (Điều 5). Đối với y sĩ tại tuyến xã, được phép thực hiện sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV Đối với điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, được thực hiện các hoạt động chuyên môn tương ứng quy định tại Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2020. Bãi bỏ khoản 1 Điều 6 Thông tư số 50/2017/TT-BYT |
![]() |
1/3/2019 | Người có bằng cử nhân y khoa ở nước ngoài được học bổ sung để thành bác sĩ
(Thông tư số 42/2018/TT-BYT)
Thông tư quy định về đối tượng, nội dung, thời gian đào tạo bổ sung và cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo bổ sung để được coi là tương đương với văn bằng bác sỹ đối với người có văn bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp. Xem thêm Theo đó, những người (Việt Nam) đã có bằng cử nhân y khoa do nước ngoài cấp được đăng ký học chương trình đào tạo bổ sung tại các trường đại học có đào tạo ngành tương ứng để được cấp chứng chỉ hành nghề tương đương bác sĩ. Tùy loại văn bằng cử nhân được cấp, sẽ đăng ký học bổ sung theo 1 trong 3 ngành sau: 1. Ngành Y đa khoa đối với người có văn bằng: Cử nhân y khoa; Cử nhân y học; Cử nhân điều trị học; Cử nhân lâm sàng; Cử nhân nội khoa hoặc Cử nhân ngoại khoa; 2. Ngành Răng Hàm Mặt đối với người có văn bằng: Cử nhân Răng Hàm Mặt hoặc Cử nhân Nha khoa; 3. Ngành Y học cổ truyền đối với người có văn bằng: Cử nhân Trung Y; Cử nhân Y học cổ truyền; Học sĩ Trung Y hoặc Học sỹ Y học cổ truyền. Việc xác định khối lượng kiến thức, thời gian, nội dung đào tạo bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/3/2019. |
![]() |
29/3/2018 | Nội dung thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ y học cổ truyền
(Quyết định số 2073/QĐ-BYT)
Quyết định ban hành Nội dung thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ và y sĩ chuyên ngành y học cổ truyền, bao gồm: đối tượng, mục tiêu, nội dung và thời gian tổ chức thực hành. Xem thêm Quyết định có hiệu lực từ ngày ký ban hành. |
![]() |
14/10/2022 | [Hợp nhất] - Quy định về tiêu chuẩn chức danh và xếp lương đối với viên chức y tế công cộng
(Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BYT)
Văn bản hợp nhất các sửa đổi, bổ sung của Thông tư số 03/2022/TT-BYT ngày 26/4/2022 vào Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BYT-BNV |
![]() |
14/10/2022 | [Hợp nhất] - Quy định về tiêu chuẩn chức danh và xếp lương đối với viên chức là bác sĩ, y sĩ
(Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BYT)
Văn bản hợp nhất các sửa đổi, bổ sung của Thông tư số 03/2022/TT-BYT ngày 26/4/2022 vào Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV |
![]() |
24/6/2022 | Bằng thạc sĩ y học không được chấp nhận để cấp chứng chỉ hành nghề KCB
(Công văn số 774/KCB-QLHN)
Hiện nay, các loại văn bằng chuyên môn được sử dụng để cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 109/2016/NĐ-CP Theo đó, người có bằng thạc sĩ y học chưa đủ điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh. |
![]() |
19/8/2021 | Hướng dẫn việc cấp chứng chỉ bác sĩ chuyên khoa lần đầu
(Công văn số 6797/BYT-KCB)
Công văn hướng dẫn rõ việc cấp chứng chỉ bác sĩ chuyên khoa lần đầu theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP Theo đó, đối với người đề nghị cấp chứng chỉ bác sĩ chuyên khoa lần đầu (trừ chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi) nếu có bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ y khoa và có thêm chứng chỉ định hướng chuyên khoa, giấy xác nhận thực hành đủ 18 tháng theo chuyên khoa định hướng đó thì sẽ được cấp chứng chỉ bác sĩ chuyên khoa phù hợp với chứng chỉ định hướng chuyên khoa. Tuy nhiên, việc cấp chứng chỉ bác sĩ chuyên khoa lần đầu như trên chỉ áp dụng đối với các bác sỹ y khoa tốt nghiệp trước ngày 15/1/2021. Đối với các bác sỹ y khoa tốt nghiệp sau ngày 15/1/2021 sẽ cấp theo hướng dẫn của Thông tư 21/2020/TT-BYT . Trường hợp bác sỹ y khoa muốn cấp chứng chỉ hành nghề các chuyên khoa gồm: nội khoa, ngoại khoa, sản phụ khoa hoặc chuyên khoa nhi thì phải đăng ký thực hành tương ứng theo một trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi với thời gian là 18 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 21/2020/TT-BYT . |
![]() |
6/8/2021 | Điều kiện cấp giấy xác nhận quá trình thực hành nghề bác sĩ
(Công văn số 939/KCB-QLHN)
Theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Nghị định 109/2016/NĐ-CP Hợp đồng thực hành hành nghề khám chữa bệnh được ký kết theo mẫu số 2 ban hành tại Phụ lục V Nghị định 109/2016/NĐ-CP |
![]() |
13/11/2020 | Về việc xin cấp chứng chỉ hành nghề của bác sĩ đa khoa
(Công văn số 1049/KCB-QLHN)
Văn bản hướng dẫn việc xin cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ đa khoa. Xem thêm Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 41/2011/TT-BYT |
THAM KHẢO | ||
![]() |
15/2/2016 | Mức hỗ trợ từ NSNN cho các bệnh viện công lập để mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
(Thông tư số 210/2015/TT-BTC)
Thông tư này quy định mức hỗ trợ từ NSNN cho các bệnh viện công lập để mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các bác sĩ, y sĩ theo quy định tại Nghị định 102/2011/NĐ-CP Xem thêm Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2016. |
![]() |
18/10/2022 | Hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ được nộp tại Sở Y tế nơi thường trú
(Công văn số 1365/KCB-QLHN)
Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 109/2016/NĐ-CP |
![]() |
15/7/2022 | Về căn cứ xác định chuyên khoa hành nghề bác sĩ
(Công văn số 880/KCB-QLHN)
Việc xác định chuyên khoa khi cấp chứng chỉ hành nghề KCB lần đầu đã được hướng dẫn tại Công văn số 6797/BYT-KCB ngày 19/8/2021. Xem thêm Theo đó, đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ chuyên khoa lần đầu (trừ chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi) nếu có bằng tốt nghiệp bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa, đồng thời có thêm chứng chỉ định hướng chuyên khoa và giấy xác nhận thực hành đủ 18 tháng theo chuyên khoa định hướng đó thì sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề với chuyên khoa phù hợp với chứng chỉ định hướng. |
![]() |
8/10/2020 | Danh sách 65 cơ sở được phép khám bệnh nghề nghiệp (mới nhất)
(Công văn số 1794/MT-LĐ)
Công văn công bố Danh sách mới nhất về 65 cơ sở được phép khám và điều trị bệnh nghề nghiệp, cập nhật đến ngày 8/10/2020. Xem thêm Danh sách này sẽ được đăng tải công khai trên website Bộ Y tế để các doanh nghiệp, người lao động được biết. Toàn bộ các danh sách cũ đã công bố trước đây sẽ được xóa bỏ. |
![]() |
7/7/2020 | Danh sách 61 cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp (cập nhật đến 6/7/2020)
(Công văn số 1255/MT-LĐ)
Văn bản công vốn danh sách 61 cơ sở y tế (gồm Bệnh viện, Viện, Phòng khám, Trung tâm y tế...) trên toàn quốc được cấp phép khám và điều trị bệnh nghề nghiệp. Đây là loại giấy phép bắt buộc phải có theo quy định của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP |
![]() |
13/5/2020 | Danh sách 58 cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp (cập nhật đến 12/5/2020)
(Công văn số 962/MT-LĐ)
Văn bản công bố danh sách 58 cơ sở y tế bao gồm các Pệnh viện, Viện, Phòng khám, Trung tâm... trên toàn quốc đã được cấp phép khám và điều trị bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP |
![]() |
8/3/2017 | Từ 1/7/2016, Giấy phép hành nghề y được cấp theo quy định mới
(Công văn số 1055/BYT-KCB)
Văn bản đề nghị các Sở Y tế phổ biến các quy định mới về cấp chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động khám chữa bệnh tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP Đối với những vấn đề chưa được quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP |
![]() |
22/9/2015 | Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện khẩn trương mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
(Công văn số 6979/BYT-KCB)
Văn bản yêu cầu các Bệnh viện khẩn trương mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các y, bác sĩ để đảm bảo đúng lộ trình quy định tại Điều 16 Nghị định 102/2011/NĐ-CP, tức chậm nhất đến ngày 31/12/2015 |
![]() |
10/6/2014 | Bộ Y tế yêu cầu các Bệnh viện khẩn trương mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
(Công văn số 3567/BYT-KCB)
Văn bản yêu cầu các Bệnh viện khẩn trương mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho các bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên đảm bảo thực hiện theo đúng lộ trình quy định tại Điều 16 Nghị định 102/2011/NĐ-CP |
XỬ PHẠT / KHUYẾN CÁO | ||
![]() |
15/11/2020 | Các mức phạt dành cho người hành nghề y
(Điều 38 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP
![]() Điều 38. Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh Xem thêm 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không đeo biển tên; b) Không sử dụng trang bị phòng hộ theo quy định của pháp luật. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không ký hợp đồng thực hành đối với người thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc ký hợp đồng thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật; b) Không ban hành quyết định phân công người hướng dẫn thực hành hoặc ban hành quyết định phân công người hướng dẫn thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật; c) Phân công một người hướng dẫn thực hành hướng dẫn vượt quá 05 người thực hành trong cùng một thời điểm. 3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi vượt quá khả năng chuyên môn hoặc trái với phạm vi hoạt động chuyên môn của người hành nghề nhưng không báo cáo với người có thẩm quyền hoặc không giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết; b) Yêu cầu người bệnh thanh toán đối với chi phí khám bệnh, chữa bệnh chưa được niêm yết công khai theo quy định của pháp luật; c) Làm lộ tình trạng bệnh, thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định; d) Cấp giấy xác nhận quá trình thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật. 4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Người hành nghề đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau; tổng thời gian làm ngoài giờ vượt quá quy định của Bộ luật Lao động; người hành nghề thực hiện hành nghề không đúng thời gian đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; b) Không cấp giấy xác nhận quá trình thực hành cho người thực hành sau khi đã hoàn thành quá trình thực hành theo quy định của pháp luật; c) Cấp giấy xác nhận quá trình thực hành không đúng nội dung; không đúng sự thật; không phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đăng ký hành nghề; d) Phân công người hướng dẫn thực hành không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. 5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; b) Chỉ định sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hoặc gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác vì vụ lợi; c) Lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; d) Người nước ngoài trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh bằng tiếng Việt nhưng chưa được cơ sở đào tạo chuyên ngành y do Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ định kiểm tra và công nhận thành thạo tiếng Việt hoặc bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt mà chưa được đăng ký sử dụng; đ) Chỉ định điều trị, kê đơn thuốc bằng ngôn ngữ khác không phải là tiếng Việt mà ngôn ngữ đó chưa được đăng ký sử dụng hoặc người phiên dịch chưa được công nhận đủ trình độ phiên dịch sang tiếng Việt; e) Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh; g) Sử dụng hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh; h) Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật từ hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trở lên; i) Làm người phụ trách từ hai khoa lâm sàng trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong cùng một thời gian hành nghề đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác; k) Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kiêm nhiệm phụ trách một khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp; l) Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian cơ sở đăng ký hoạt động mà không ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật. 6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được bán thuốc y học cổ truyền theo quy định của pháp luật; b) Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh. 7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; b) Khám bệnh, chữa bệnh khi đang trong thời gian bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc bị đình chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; c) Khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu và trường hợp thực hiện thêm các kỹ thuật chuyên môn đã được cho phép theo quy định của pháp luật; d) Thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để hành nghề; đ) Cho người khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; e) Không kịp thời sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người bệnh; g) Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp được quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật. 8. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 5 Điều này; b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này; c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm e và g khoản 7 Điều này; d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 7 Điều này; đ) Người nước ngoài tái phạm hành vi quy định tại khoản 7 Điều này bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc xin lỗi trực tiếp người bệnh đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều này; b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 và các điểm a, b, c, d, đ khoản 7 Điều này (nếu có); c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ Khoản 7 Điều này. |