Lược đồ | Khám sức khỏe Tổng số 3 bản ghi | Cập nhật đến: 23-Feb-2023 Khám sức khỏe cho người lao động là quy định bắt buộc dành cho doanh nghiệp. Theo Khoản 2 Điều 152 Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13, lao động làm các công việc bình thường sẽ được thăm khám định kỳ mỗi năm một lần; riêng lao động làm việc nặng học - độc hại - nguy hiểm hoặc là lao động cao tuổi thì định kỳ 6 tháng/lần; đặc biệt, lao động nữ còn được khám chuyên khoa phụ sản |
HƯỚNG DẪN | ||
![]() |
23/2/2023 | Từ 1/1/2023, kết quả khám sức khỏe lái xe sẽ được cập nhật lên Cổng giám định BHYT
(Công văn số 874/BYT-KCB)
Theo thông báo của Bộ Y tế, kể từ ngày 1/3/2023, các bệnh viện sẽ dừng cập nhật dữ liệu Giấy khám sức khỏe lái xe trên Cổng dulieu.kcb.vn để tập trung cập nhật, chuyển dữ liệu Giấy khám sức khỏe lái xe lên Cổng giám định BHYT của cơ quan BHXH theo hướng dẫn tại Phụ lục 1, 2 đính kèm Công văn này (là các Phụ lục 1, 2 đã ban hành kèm Công văn số 7586/BYT-KCB ngày 30/12/2022). Xem thêm Về thủ tục đăng ký chứng thư số của các bệnh viện để ký số trên Giấy khám sức khỏe lái xe, thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 đính kèm. |
THAM KHẢO | ||
![]() |
8/6/2022 | Phí khám sức khỏe co người lao động trả hộ có được hạch toán?
(Công văn số 6524/CTTPHCM-TTHT)
Cục thuế TP. HCM cho rằng, trường hợp doanh nghiệp ủy quyền để người lao động tự đi khám sức khỏe định kỳ sau đó hoàn trả lại khoản tiền này qua ngân hàng, nếu hóa đơn được lập theo tên, MST của doanh nghiệp và đáp ứng các điều kiện về hóa đơn, chứng từ, hình thức thanh toán theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC Tuy nhiên, chi phí khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ phải tính thuế TNCN nếu trên chứng từ chi trả có ghi rõ tên cá nhân được hưởng (điểm đ.3.2 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC |
![]() |
14/1/2019 | Ứng tuyển vào công ty thực phẩm có bắt buộc khám bệnh truyền nhiễm?
(Công văn số 125/ATTP-NĐTT)
Theo Bộ Y tế, mặc dù Bộ luật Lao động (số 10/2012/QH13 Tuy nhiên, đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, Nghị định 155/2018/NĐ-CP chỉ đưa ra yêu cầu không bị mắc các bệnh truyền nhiễm (như tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E...), không bắt buộc trước khi vào làm phải khám sức khỏe để xác định không mắc các bệnh này. Song, Bộ Y tế lưu ý, trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm nếu người lao động phát hiện mắc các bệnh này thì phải được đưa ra khỏi khu vực sản xuất và điều trị cho đến khi khỏi bệnh mới được trở lại làm việc. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nếu để phát sinh trường hợp lây bệnh cho người tiêu dùng sẽ bị xử lý. |