LuatVietnam

Làm việc không trọn tháng có được tính 1 ngày phép năm?

Cập nhật 1/12/2022 | Đăng tải: LVN.5593

hoi Công ty TNHH Giầy Alena Việt Nam (Thanh Hóa)
Khoản 1, Điều 66 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định, số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại Khoản 2, Điều 113 của Bộ luật Lao động được tính như sau:
Lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
Vậy kết quả cho ra số thập phân thì có được làm tròn không?
Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó có tính là 1 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm hay không?
Nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động) chiếm tỷ lệ dưới 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính như thế nào? Nếu trong thỏa ước lao động tập thể 2 bên đồng ý không tính số ngày nghỉ hằng năm thì trong trường hợp này có vi phạm quy định không?

luat Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:

Tại Khoản 2, Điều 66 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định, trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 1 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm. Không có quy định phải tính là 1 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm khi tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động chiếm tỷ lệ dưới 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng.

Tại Khoản 1, Điều 4 Bộ luật Lao động quy định, nhà nước khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

Nguồn: Chinhphu.vn
Xem thêm

Lao động - Việc làm

otvet Điều kiện nghỉ hưu sớm đối với lao động nữ
otvet Có thể dừng đóng BHXH sau khi đủ 20 năm để chờ hưởng lương hưu khi đến tuổi
otvet Nghề tài xế có được nghỉ hưu trước tuổi?
otvet Miễn nộp giấy khám thai khi xin hưởng trợ cấp thai sản
otvet Không được hưởng lại trợ cấp mất sức lao động nếu đã từ chối hưởng
otvet Điều kiện nghỉ hưu sớm khi làm nghề độc hại
otvet Làm việc qua mạng vẫn phải đóng BHXH nếu có HĐLĐ
otvet Hồ sơ thai sản được giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận
otvet Những điều cần biết về thời hạn thông báo trước khi thôi việc
otvet Có thể rút BHXH một lần tại tỉnh khác nơi làm việc
otvet Khi nào công ty phải nộp hồ sơ thai sản cho người lao động?
otvet Làm việc online vẫn phải đóng BHXH bắt buộc nếu có HĐLĐ
otvet Công ty được thanh toán trước phần nợ BHXH của lao động cần hưởng chế độ thai sản
otvet Làm việc online vẫn phải đóng BHXH nếu có HĐLĐ
otvet Điều kiện nghỉ hưu sớm đối với người làm nghề độc hại
otvet Hướng dẫn cách tính BHXH một lần
otvet Nghỉ hưu theo diện suy giảm khả năng lao động sẽ không được hưởng chế độ tinh giản biên chế
otvet Các trường hợp miễn thông báo tình hình việc làm của người hưởng trợ cấp thất nghiệp
otvet Chỉ cần đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 1 năm trước khi sinh sẽ được hưởng chế độ thai sản
otvet Bệnh hiểm nghèo có được nghỉ hưu trước tuổi?