LuatVietnam

Lược đồ | Lao động nữ

Tổng số 18 bản ghi | Cập nhật đến: 17-Jan-2023

CHÍNH SÁCH
blue-check 24/12/2018 Lao động nữ nghỉ hưu từ 2018 sẽ được cộng thêm lương hưu English attachment
(Nghị định số 153/2018/NĐ-CP)

Nghị định này điều chỉnh cách tính lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ 1/1/2018 do cách tính lương hưu theo Luật BHXH 2014 có sự bất lợi giữa nam và nữ. Xem thêm

Theo đó, những lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ 2018 đến 2021, có thời gian đóng BHXH từ 20 năm đến 29 năm 6 tháng sẽ được cộng thêm lương hưu theo tỷ lệ (%).

Tuy nhiên, tỷ lệ (%) cộng thêm lương hưu cho lao động nữ còn phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH ít hay nhiều và giảm dần về các năm sau.

Chẳng hạn, lao động nữ đóng BHXH 20 năm thì được cộng thêm 7,27% lương hưu cho năm 2018, 5,45% cho năm 2019, 3,64% cho năm 2020 và 1,82% cho năm 2021.

Đối với lao động nữ đóng BHXH từ 29 năm thì được cộng thêm 1,08% lương hưu cho năm 2018, 0,81% cho năm 2019, 0,54% cho năm 2020 và 0,27% cho năm 2021.

Bảng tỷ lệ (%) cộng lương hưu cụ thể xem tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/12/2018.

Đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ 1/1/2018 đến trước ngày được nhận lương hưu mới theo Nghị định này sẽ được truy lĩnh phần lương hưu chênh lệch tăng thêm.

blue-check 1/1/2016 Lao động nữ bị mất việc làm được hỗ trợ 3 triệu đồng học nghề English attachment
(Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg)

Quyết định này quy định chính sách hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại dành cho các đối tượng sau đây: Xem thêm

1. Người khuyết tật

2. Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn

3. Người dân tộc thiểu số nghèo, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh

4. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn

5. Ngư dân học các nghề vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có công suất từ 400CV trở lên

Theo đó, lao động khuyết tật sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học.

Đối với lao động nữ bị mất việc làm được hỗ trợ tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016. Thay thế các quy định về chính sách hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn đối với người dân tộc thiểu số quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg ngày 08/10/2012

blue-check 5/8/2019 Nuôi con dưới 1 tuổi, lao động nữ được nghỉ hưởng lương 1 tiếng/ngày
(Công văn số 3235/LĐTBXH-BHXH)

Theo quy định tại khoản 5 Điều 155 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13status1 , lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (dưới 1 tuổi) sẽ được nghỉ làm 60 phút mỗi ngày. Xem thêm

Thời gian nghỉ này vẫn được hưởng đủ tiền lương và không phụ thuộc vào số giờ làm việc hàng ngày của người lao động.

Về tiền lương tính hưởng trợ cấp thai sản, theo điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXHstatus2 , trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh thì mức tiền lương bình quân 6 tháng trước khi sinh bao gồm cả tháng sinh con.

QUY ĐỊNH CHI TIẾT
blue-check 3/1/2005 Danh mục các công việc không được sử dụng lao động nữ dưới 18 tuổi
(Thông tư Liên tịch số 21/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT)

Thông tư quy định cụ thể các chỗ làm việc tại các khách sạn, nhà hàng, vũ trường, điểm truy cập Internet, massage, hớt tóc, gội đầu thư giãn cùng với các công việc cụ thể cấm không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành, người sử dụng lao động phải rà soát và nếu có phải bố trí công việc khác phù hợp.

HƯỚNG DẪN
blue-check 17/1/2023 Các việc phải làm của công đoàn đối với lao động nữ trong năm 2023
(Hướng dẫn số 76/HD-TLĐ)

Theo hướng dẫn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong năm 2023, Công đoàn các cấp sẽ phải triển khai những nội dung trọng tâm sau đây đối với lao động nữ: Xem thêm

- Tập trung thành lập, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công quần chúng.

- Nghiên cứu đề xuất chính sách có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ công nhân viên chức lao động và con của công nhân viên chức lao động.

- Mỗi công đoàn cơ sở có ít nhất 01 hoạt động chăm lo cho đoàn viên, lao động nữ nhân dịp các ngày kỷ niệm Quốc tế phụ nữ (8/3), Quốc tế hạnh phúc (20/3), Gia đình Việt Nam (28/6), Phụ nữ Việt Nam (20/10)....

- Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động nữ; tổ chức đối thoại về thực hiện chính sách lao động nữ và các vấn đề lao động nữ quan tâm, như: việc làm, đời sống, cải thiện điều kiện làm việc, nâng lương, nâng bậc, chế độ thai sản, hỗ trợ nuôi con nhỏ.

- Bồi dưỡng, kiện toàn cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành công đoàn các cấp đạt 30% trở lên.

- Mỗi công đoàn cơ sở tổ chức hoặc lồng ghép tổ chức ít nhất một hoạt động tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, hành động và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong công nhân viên chức lao động.

- Kịp thời phát hiện và can thiệp, hỗ trợ với những trường hợp vi phạm quyền lợi của lao động nữ và trẻ em.

- Quan tâm đến công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ như: việc làm ổn định, chế độ tiền lương tháng thứ 13, hỗ trợ bữa ăn giữa ca, tiền xăng xe, bữa ăn phụ cho lao động nữ mang thai.

blue-check 3/12/2020 Điều kiện giảm thuế và hạch toán chi phí cho doanh nghiệp có nhiều lao động nữ
(Công văn số 104146/CTHN-TTHT)

Theo quy định tại khoản 2.10 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 , các khoản chi thêm cho lao động nữ như: đào tạo nghề, khám sức khỏe, bồi dưỡng sau khi sinh con, ... chỉ được hạch toán khi chi đúng đối tượng, đúng mục đích và trong hạn mức cho phép. Xem thêm

Đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, để được giảm thuế TNDN tương ứng với số tiền chi thêm cho lao động phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 78/2014/TT-BTCstatus2 , gồm:

(i) Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, vận tải;

(ii) Sử dụng từ 10 - 100 lao động nữ, trong đó lao động nữ chiếm trên 50% tổng 150 lao động thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ và chiếm trên 30% tổng số lao động thường xuyên của doanh nghiệp.

blue-check 26/11/2018 Lao động nữ nghỉ hưu từ 1/1/2018 được truy lĩnh lương hưu tăng thêm
(Công văn số 4894/BHXH-CSXH)

Văn bản yêu cầu BHXH các tỉnh điều chỉnh tăng lương hưu cho những lao động nữ bắt đầu nghỉ hưu trong năm 2018 theo đúng quy định tại Nghị định 153/2018/NĐ-CP . Xem thêm

Riêng những lao động nữ đã nhận lương hưu từ 1/1/2018 đến trước ngày nhận lương hưu mới theo Nghị định 153/2018/NĐ-CP cũng sẽ được truy lĩnh phần chênh lệch tăng thêm giữa lương hưu cũ và mới.

blue-check 23/9/2016 Về điều kiện giảm thuế TNDN do sử dụng nhiều lao động nữ
(Công văn số 9181/CT-TTHT)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 78/2014/TT-BTCstatus2 , trường hợp Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, sử dụng thường xuyên từ 10 - 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 50% tổng 150 lao động có mặt thường xuyên hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên thì Công ty được giảm thuế TNDN tương ứng với số tiền thực chi thêm cho lao động nữ theo hướng dẫn tại tiết a khoản 2.9 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTCstatus2 (sửa đổi tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTCstatus2 ). Xem thêm

Tuy nhiên, cần lưu ý khoản chi thêm cho lao động nữ phải đảm bảo chi đúng đối tượng, mức chi đúng quy định, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp và hạch toán riêng được.

blue-check 16/4/2015 Về ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ English attachment
(Công văn số 1444/TCT-CS)

Theo Tổng cục Thuế, tiết a điểm 2.9 khoản 2 Điều 6 và khoản 1 Điều 21 Thông tư số 78/2014/TT-BTCstatus2 đã quy định rõ những khoản chi thêm cho lao động nữ được tính vào chi phí hợp lý và ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ Xem thêm

Do vậy, doanh nghiệp cứ căn cứ các quy định trên đây để thực hiện

blue-check 25/3/2015 Khoản hỗ trợ chi phí giữ trẻ cho lao động nữ được chấp nhận
(Công văn số 2632/CT-TTHT)

Theo quy định mới tại Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTCstatus2 , kể từ kỳ tính thuế TNDN 2014, cho phép doanh nghiệp hạch toán khoản chi phúc lợi cho người lao động, tối đa 01 tháng lương/năm Xem thêm

Theo đó, trường hợp Công ty có hỗ trợ chi phí giữ trẻ cho lao động nữ, nếu không quá 01 tháng lương/năm thì khoản chi này được trừ khi tính thuế TNDN

Tuy nhiên, phải tổng hợp vào tiền lương của lao động nữ để tính thuế TNCN (Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTCstatus2 )

blue-check 27/1/2015 Các căn cứ pháp lý khi ưu đãi thuế TNDN đối với các khoản chi cho lao động nữ
(Công văn số 1030/CT-TTHT)

Văn bản hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ Tài chính theo từng thời kỳ để tính số thuế TNDN được ưu đãi đối với khoản chi dành cho lao động nữ. Cụ thể Xem thêm

- Kỳ tính thuế 2007 - 2008: áp dụng theo Điểm 2.13 Mục III Phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTCstatus1

- Kỳ tính thuế 2009 - 2011: áp dụng theo Điểm 1 Mục IV Phần H Thông tư số 130/2008/TT-BTC ;

- Kỳ tính thuế 2012 - 2013: áp dụng theo Khoản 2.9.a Điều 6; Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 123/2012/TT-BTCstatus1 ;

- Từ kỳ tính thuế 2014: áp dụng theo Khoản 2.9.a Điều 6; Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

blue-check 29/5/2013 Chi phí khám phụ khoa cho lao động nữ được chấp nhận
(Công văn số 2938/CT-TTHT)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCstatus1 , chi phí khám sức khỏe định kỳ hàng năm và các chi phí khám thêm cho lao động nữ như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa đều được hạch toán vào chi phí hợp lý, nếu có hóa đơn chứng từ hợp pháp

blue-check 5/2/2013 Khoản chi nào cho lao động nữ được tính vào chi phí hợp lý?
(Công văn số 495/TCT-CS)

Theo quy định tại điểm 2.10 Mục IV Phần C Thông tư 130/2008/TT-BTCstatus1 , nay là khoản 2 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTCstatus1 , các khoản chi cho lao động nữ dưới đây, nếu chi đúng đối tượng, đúng mục đích và nằm trong mức quy định sẽ được tính vào chi phí hợp lý: Xem thêm

- Chi đào tạo lại nghề cho lao động nữ trong trường hợp nghề cũ không còn phù hợp

- Chi phí tiền lương và phụ cấp (nếu có) cho giáo viên dạy ở nhà trẻ, mẫu giáo do doanh nghiệp tổ chức và quản lý.

- Chi phí tổ chức khám sức khỏe thêm trong năm như khám bệnh nghề nghiệp, mãn tính hoặc phụ khoa cho nữ công nhân viên.

- Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần thứ nhất hoặc thứ hai.

- Phụ cấp làm thêm giờ cho lao động nữ trong trường hợp vì lý do khách quan người lao động nữ không nghỉ thay sản; kể cả trường hợp trả lương theo sản phẩm mà lao động nữ vẫn làm việc trong thời gian không nghỉ theo chế độ.

Riêng các doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải đồng thời sẽ được giảm trừ các khoản thực chi nêu trên vào số thuế TNDN phải nộp

blue-check 24/6/2011 Lao động nữ làm việc theo chế độ 3 ca được nghỉ thai sản 5 tháng
(Công văn số 2020/LĐTBXH-BHXH)

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11status1 , lao động nữ làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc theo chế độ 3 ca thì được nghỉ thai sản với thồi gian 5 tháng, thay vì 4 tháng như lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường. Xem thêm

Luật không quy định thời gian làm việc tối thiểu theo chế độ 3 ca nên lao động nữ nếu làm việc theo chế độ 3 ca đều được nghỉ thai sản 5 tháng, không phân biệt mỗi ca làm bao nhiêu tiếng

blue-check 6/11/1997 Về Chính sách dành cho lao động nữ English attachment
(Thông tư số 79/1997/TT-BTC)
HẾT HIỆU LỰC
stop-check 15/11/2015 Chính sách dành riêng cho lao động nữ English attachment
(Nghị định số 85/2015/NĐ-CPstatus1 )

Nghị định này quy định chi tiết các điều khoản của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13status1 về lao động nữ, bao gồm: đại diện của lao động nữ; quyền được làm việc bình đẳng; điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ; quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn HĐLĐ của lao động nữ mang thai; hỗ trợ chi phí gửi trẻ... Xem thêm

Theo đó, lao động nữ được quyền nghỉ việc có hưởng lương trong thời gian hành kinh và nuôi con dưới 12 tháng tuổi như sau (Điều 7):

- Thời gian hành kinh, được nghỉ 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 03 ngày/tháng

- Thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ 60 phút mỗi ngày để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi

Trường hợp lao động nữ đang mang thai và có chỉ định của bệnh viện không được tiếp tục làm việc thì có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc tạm hoãn HĐLĐ (Điều 8)

Về phía doanh nghiệp, Nghị định này khuyến khích lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tùy theo điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của doanh nghiệp (khoản 4 Điều 7). Ngoài ra, Nghị định cũng khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ chi phí gửi trẻ cho lao động nữ (Điều 9)

Đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, ngoài việc được xét giảm thuế TNDN thì các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ cũng được trừ khi tính thuế TNDN (khoản 2 Điều 11)

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2015 và thay thế Nghị định số 23/CP ngày 18/4/1996.

stop-check 15/12/2013 Danh mục 77 công việc cấm sử dụng lao động nữ từ 15/12/2013 English attachment
(Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXHstatus1 )

Thông tư này ban hành 02 Danh mục mới thay thế cho các Danh mục tương ứng tại Thông tư Liên tịch 40/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYTstatus1 gồm: Xem thêm

1. Danh mục 38 công việc không được sử dụng lao động nữ (Phần A)

2. Danh mục 39 công việc không được sử dụng lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (Phần B)

Đây chủ yếu là các công việc phải làm thường xuyên dưới nước, dưới hầm mỏ hoặc ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con nên nghiêm cấm sử dụng lao động nữ (Điều 160 Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13status1 )

Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013. Do đó, các doanh nghiệp cần nhanh chóng rà soát lại các công việc đang sử dụng lao động nữ để có kế hoạch sắp xếp, đào tạo lại hoặc chuyển nghề, chuyển công việc cho phù hợp

Bãi bỏ Thông tư Liên tịch số 40/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYTstatus1 ngày 28/12/2011 khi Thông tư này có hiệu lực.

stop-check 20/2/2012 Danh mục 79 công việc cấm sử dụng lao động nữ English attachment
(Thông tư Liên tịch số 40/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYTstatus1 )

Thông tư này công bố Danh mục 45 công việc không được sử dụng lao động nữ và 34 công việc không được sử dụng lao động nữ đang có thai hoặc đang nuôi con dươi12 tháng tuổi Xem thêm

Ngoài ra, các điều kiện và môi trường lao động như mô tả trong Điều 2 và Điều 3 của Thông tư này quy định cũng không được sử dụng lao động nữ, lao động nữ có thai hoặc đang nuôi con

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20.02.2012, bãi bỏ thông tư Liên bộ số 03/TT-LB ngày 28.01.1994 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Y tế về quy định các điều kiện lao động có hại và các công việc không được sử dụng lao động nữ kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.