Luật này quy định về việc bảo đảm an toàn lao động (ATLĐ), vệ sinh lao động (VSLĐ); chính sách, chế độ đối với người bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhận liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động
Theo quy định mới tại Luật này, doanh nghiệp sẽ không phải bồi thường TNLĐ cho những cá nhân bị tai nạn do một trong các nguyên nhân sau:
i/ Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động
ii/ Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân
iii/ Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định pháp luật
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị TNLĐ vẫn dao động từ 05 - 10 ngày; tuy nhiên, chỉ được hưởng 30% mức lương cơ sở/ngày, thay vì trước đó là 25%/ngày nếu nghỉ tại nhà và 40%/ngày nếu nghỉ tại bệnh viện (Điều 48 Luật BHXH số 71/2006/QH11 )
Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016. Các quy định về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Mục 3 Chương III, khoản 4 Điều 84, điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 86, các điều 104, 105, 106, 107, 116 và 117 của Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Văn bản phụ thuộc |
Văn bản xử phạt | |
Không xác định |
Thông tin | |
Hiệu lực | 1-Jul-2016 |
Hết hiệu lực | Không xác định |
Đăng tải | Bản tin LuatVietnam số 3767 |
Tệp đính kèm |
![]() ![]() |
Dòng thời gian | |
Không có dữ liệu |