Luật này quy định về đối tượng, nguyên tắc và chính sách hỗ trợ dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
"Doanh nghiệp nhỏ và vừa" là doanh nghiệp có tổng số lao động tham gia BHXH không quá 200 người và có tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng (Điều 4).
Nếu đáp ứng tiêu chí nêu trên, doanh nghiệp sẽ được nhà nước hỗ trợ thông qua các chính sách như: hỗ trợ trực tiếp bằng nguồn vốn NSNN; hỗ trợ tiếp cận tín dụng; miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp NSNN (Điều 6).
Đặc biệt, được hưởng thuế suất TNDN thấp trong một thời hạn nhất định, nếu là doanh nghiệp siêu nhỏ thì được áp dụng thủ tục thuế, chế độ kế toán đơn giản hơn (Điều 10).
Ngoài ra, còn được hỗ trợ giá thuê mặt bằng tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp trong thời hạn tối đa 5 năm, trừ doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp có vốn nhà nước (Điều 11).
Đối với hộ kinh doanh khi chuyển đổi thành doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được miễn lệ phí làm thủ tục, lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu, miễn lệ phí môn bài trong 3 năm và được miễn, giảm thuế TNDN, tiền sử dụng đất trong thời hạn nhất định (Điều 16).
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.
Sửa đổi, bổ sung điểm o khoản 1 Điều 16, khoản 2 Điều 19 Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và điểm c khoản 3 Điều 14 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13
.
Văn bản xử phạt | |
Không xác định |
Thông tin | |
Hiệu lực | 1-Jan-2018 |
Hết hiệu lực | Không xác định |
Đăng tải | Bản tin LuatVietnam số 4257 |
Tệp đính kèm |
![]() ![]() |
Lược đồ | |
Hỗ trợ doanh nghiệp SMECập nhật đến: 30-Dec-2022 |
Dòng thời gian | |
Không có dữ liệu |