Luật này quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở địa phương, các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp.
Theo đó, nội dung thực hiện dân chủ bao gồm: nghĩa vụ công khai thông tin; những vấn đề phải được người dân, người lao động tham gia ý kiến, giám sát, quyết định; trách nhiệm tổ chức Hội nghị đối thoại, Hội nghị cán bộ công chức, Hội nghị người lao động hằng năm... của các cơ quan, doanh nghiệp.
Các nội dung cụ thể về thực hiện dân chủ ở xã/phường/thị trấn được quy định tại Chương II; thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị nhà nước được quy định tại Chương III và thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp được quy định tại Chương IV.
Trong đó, việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước được nêu tại Mục 1 Chương IV; việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp ngoài nhà nước được nêu tại Mục 2 Chương IV.
Theo Điều 82 Luật này, tùy theo đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế, các doanh nghiệp ngoài nhà nước được quyền lựa chọn áp dụng việc thực hiện dân chủ theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước nêu tại Mục 1 Chương IV; tuy nhiên phải thông báo công khai cho công đoàn và người lao động được biết.
Luật cũng khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hơn phạm vi, nội dung, cách thức thực hiện dân chủ so với quy định của pháp luật nhưng không được trái hoặc hạn chế quyền thực hiện dân chủ của người lao động được quy định trong Luật này và pháp luật khác có liên quan.
Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023.
Thay thế Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 và Nghị quyết số 55/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 30/8/1998.
Văn bản phụ thuộc |
Văn bản xử phạt | |
Không xác định |
Thông tin | |
Hiệu lực | 1-Jul-2023 |
Hết hiệu lực | Không xác định |
Đăng tải | Bản tin LuatVietnam số 5604 |
Tệp đính kèm |
![]() ![]() |
Dòng thời gian | |
Không có dữ liệu |