LuatVietnam

Lược đồ | Năng lượng nguyên tử

Tổng số 18 bản ghi | Cập nhật đến: 28-Jul-2022

CHÍNH SÁCH
red-check 1/1/2009 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 English attachment
(Luật số 18/2008/QH12status2 )

Luật quy định về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân và an ninh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân; quy định các biện pháp đẩy mạnh phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử, xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009. Bãi bỏ Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ ngày 25 tháng 6 năm 1996. Chính phủ sẽ quy định chi tiết các điều 65, 80, 82 và 90 của Luật này

HƯỚNG DẪN
blue-check 28/7/2022 Định mức lập quy hoạch phát triển năng lượng nguyên tử
(Thông tư số 09/2022/TT-BKHCN)

Định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch ban hành tại Thông tư này được xây dựng trên cơ sở quy trình lập, điều chỉnh quy hoạch phát triển năng lượng nguyên tử quy định tại Nghị định 41/2019/NĐ-CP và Quyết định số 108/QĐ-TTg ngày 22/1/2021 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch phát triển năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030. Xem thêm

Trong đó, định mức lập, thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch được ban hành tại Phụ lục I.

Định mức tổ chức lập, thẩm định quy hoạch được ban hành tại Phụ lục II.

Đối với hoạt động điều chỉnh quy hoạch, định mức cho từng hoạt động điều chỉnh quy hoạch được áp dụng như định mức cho từng hoạt động lập mới quy hoạch.

Riêng định mức công bố quy hoạch và các hoạt động khác phục vụ lập quy hoạch như: lựa chọn tổ chức tư vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tổ chức họp hội đồng thẩm định... thực hiện theo quy định pháp luật tương ứng.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/7/2022.

red-check 1/2/2021 Thay mới nhiều thủ tục cấp phép lĩnh vực năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ
(Quyết định số 3950/QĐ-BKHCNstatus2 )

Quyết định thay mới các thủ tục cấp phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ theo quy định tại Nghị định số 142/2020/NĐ-CP, như: cấp phép sử dụng nguồn phóng xạ, cấp phép sản xuất chất phóng xạ, cấp phép xây dựng cơ sở bức xạ, đăng ký dịch vụ ứng dụng năng lượng nguyên tử... Xem thêm

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2021.

Bãi bỏ 44 thủ tục hành chính cấp Trung ương và 07 thủ tục hành chính cấp tỉnh ban hành kèm theo các văn bản sau:

- Quyết định số 3956/QĐ-BKHCNstatus2 ngày 31/12/2015;

- Quyết định số 1180/QĐ-BKHCN ngày 17/5/2016;

- Quyết định số 1972/QĐ-BKHCN ngày 27/7/2017;

XEM THÊM
blue-check 22/1/2021 Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030
(Quyết định số 108/QĐ-TTg)

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

blue-check 15/5/2019 Quy trình lập và thẩm định quy hoạch phát triển năng lượng nguyên tử English attachment
(Nghị định số 41/2019/NĐ-CP)

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

blue-check 10/2/2015 Hướng dẫn chế độ ưu đãi dành cho sinh viên ngành năng lượng nguyên tử
(Thông tư Liên tịch số 208/2014/TTLT-BTC-BGDĐT)

Thông tư liên tịch này hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ dành cho người học các ngành/chuyên ngành (chuyên ngành) trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có cam kết chịu sự phân công công tác sau khi tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan liên quan Xem thêm

Theo đó, người học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hệ chính quy trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ sẽ được hưởng các chính sách sau: miễn học phí, ở ký túc xá miễn phí, được cấp sinh hoạt phí hàng tháng ...

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/2/2015.

blue-check 1/10/2014 Chế độ phụ cấp dành cho người làm việc tại các cơ quan năng lượng nguyên tử
(Quyết định số 45/2014/QĐ-TTg)

Quyết định này quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nghề nghiệp đối với người hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc tại Cục Năng lượng nguyên tử, Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Xem thêm

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2014.

blue-check 1/12/2013 Chế độ ưu đãi dành cho sinh viên ngành năng lượng nguyên tử
(Nghị định số 124/2013/NĐ-CP)

Theo Nghị định này, sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh theo học các chuyên ngành về năng lượng nguyên tử ở ngoài nước sẽ được hưởng các ưu đãi sau: Xem thêm

a) Cấp từ 1 đến 2 vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông;

b) Cấp lệ phí làm hộ chiếu, visa;

c) Cấp sinh hoạt phí bằng 1,2 lần mức sinh hoạt phí cao nhất đang cấp cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh Việt Nam đi học ở nước ngoài theo Đề án đào tạo của Chính phủ;

d) Mua bảo hiểm y tế mức tối thiểu do nước sở tại quy định;

đ) Cấp lệ phí sân bay, tiền tàu, xe từ sân bay đến nơi đào tạo và ngược lại;

e) Giữ nguyên lương đối với học viên cao học, nghiên cứu sinh trong thời gian học tập, nghiên cứu ở ngoài nước.

Riêng đi đào tạo trong nước, mức ưu đãi tùy thuộc vào trình độ đào tạo là cao đẳng, đại học, cao học, thạc sĩ hay tiến sĩ.

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2013

blue-check 5/3/2012 Phê duyệt Đề án ứng dụng năng lượng nguyên tử English attachment
(Quyết định số 265/QĐ-TTg)

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

blue-check 21/6/2022 [Hợp nhất] - Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử kể từ 2017
(Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BTC)

Văn bản hợp nhất các sửa đổi, bổ sung của Thông tư số 116/2021/TT-BTCstatus2 ngày 22/12/2021 vào Thông tư số 287/2016/TT-BTCstatus2 ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

blue-check 10/12/2018 [Hợp nhất] - Luật Năng lượng nguyên tử
(Văn bản hợp nhất số 38/VBHN-VPQH)

Văn bản hợp nhất các sửa đổi, bổ sung của Luật số 35/2018/QH14status2 ngày 20/11/2018 vào Luật Năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12status2 ngày 03/6/2008.

red-check 1/1/2017 Mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử kể từ 2017 English attachment
(Thông tư số 287/2016/TT-BTCstatus2 )

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 và thay thế Thông tư số 76/2010/TT-BTCstatus1 ngày 17/5/2010.

red-check 15/11/2013 Mức phạt mới trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử English attachment
(Nghị định số 107/2013/NĐ-CPstatus2 )

Nghị định này quy định mức phạt mới áp dụng kể từ ngày 15/11/2013 dành cho các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử gồm: Xem thêm

- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

- Xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, quản lý và tháo dỡ cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ;

- Thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng phóng xạ;

- Sản xuất, lưu giữ, sử dụng, vận chuyển, chuyển giao, xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;

- Xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ và các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử

Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 1 tỷ đồng và đối với tổ chức là 2 tỷ

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2013. Nghị định số 111/2009/NĐ-CPstatus1 ngày 11/12/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành

blue-check 24/6/2010 Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử đến năm 2020 English attachment
(Quyết định số 957QĐ-TTg)
blue-check 10/3/1999 Về việc giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ cho Viện Năng Lượng nguyên tử Việt Nam
(Quyết định số 44/1999/QĐ-TTg)
HẾT HIỆU LỰC
stop-check 20/6/2016 Điều kiện cấp phép hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử English attachment
(Thông tư số 06/2016/TT-BKHCNstatus1 )

Thông tư này quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động (đối với tổ chức) và Chứng chỉ hành nghề (đối với cá nhân) thực hiện các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, bao gồm: Xem thêm

a) Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với: nhân viên bức xạ; nhân viên thực hiện dịch vụ đánh giá an toàn bức xạ, tư vấn kỹ thuật để lập kế hoạch điều trị, chuẩn liều điều trị (sau đây gọi tắt là vật lý y học) trong các cơ sở xạ trị, y học hạt nhân và cơ sở sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế (điện quang); nhân viên thực hiện dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử khác.

b) Kiểm xạ, tẩy xạ.

c) Đánh giá hoạt độ phóng xạ.

d) Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị bức xạ.

đ) Đo liều chiếu xạ cá nhân.

e) Kiểm định thiết bị bức xạ.

g) Hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ.

h) Lắp đặt nguồn phóng xạ

i) Dịch vụ liên quan đến vật lý y học (chứng chỉ hành nghề)

Theo đó, doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử phải đáp ứng điều kiện: có ít nhất 02 nhân viên có chứng chỉ hành nghề về loại hình dịch vụ đăng ký và phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật, bao gồm, trang thiết bị, phương tiện và các quy trình kiểm soát, thực hiện dịch vụ bảo đảm an toàn bức xạ

Thẩm quyền cấp là Cục An toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/6/2016 và bãi bỏ nội dung quy định liên quan đến cấp giấy phép dịch vụ an toàn bức xạ quy định tại Quyết định số 32/2007/QĐ-BKHCNstatus1 ngày 31/12/2007.

stop-check 1/7/2010 Mức thu lệ phí cấp phép trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
(Thông tư số 76/2010/TT-BTCstatus1 )

Theo quy định tại Thông tư này, đối tượng nộp phí, lệ phí phải nộp toàn bộ số tiền phí, lệ phí theo mức thu quy định, cụ thể như sau: Phí thẩm định cấp giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu của máy gia tốc là 30.000.000 đồng/1 máy; thiết bị dùng nguồn phóng xạ là 35.000.000 đồng/1 thiết bị. Phí thẩm định cấp giấy phép máy gia tốc sử dụng trong sản xuất chất phóng xạ và máy gia tốc khác là 15.000.000 đồng/1 máy. Phí thẩm định cấp giấy phép sử dụng thiết bị bức xạ sử dụng trong y tế như thiết bị X-quang chụp răng, thiết bị X-quang chụp vú; thiết bị X-quang di động là 1.500.000 đồng/1 thiết bị; thiết bị X-quang chẩn đoán thông thường, thiết bị đo mật độ xương là 2.000.000 đồng/1 thiết bị; thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình là 4.000.000 đồng/1 thiết bị. Thông tư có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 38/2006/QĐ-BTCstatus1 ngày 24/7/2006.

stop-check 1/2/2010 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
(Nghị định số 111/2009/NĐ-CPstatus1 )

Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Theo đó, mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong 2 hình thức chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa đến 100 triệu đồng. Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng thêm hình thức phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật...Mức phạt cao nhất 100 triệu đồng dành cho hành vi vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam hoặc vận hành tàu biển, phương tiện có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2010, thay thế Nghị định số 51/2006/NĐ-CP.