Lược đồ | Ngành nghề nặng nhọc Tổng số 34 bản ghi | Cập nhật đến: 30-Jul-2023 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT | ||
![]() |
15/4/2022 | Tiêu chí phân loại lao động làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ![]() (Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH)
Thông tư hướng dẫn phân loại lao động thuộc các nghề: (i) bình thường; (ii) nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; và (iii) đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để doanh nghiệp làm cơ sở chi trả phụ cấp và thực hiện các chế độ bảo hộ lao động theo Luật An toàn vệ sinh lao động 2013. Xem thêm Theo đó, lao động làm nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI. Lao động làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV. Lao động làm nghề bình thường (không nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) là lao động làm các nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III. Việc xếp loại điều kiện lao động để làm căn cứ phân loại lao động như trên được thực hiện theo phương pháp, quy trình quy định tại Điều 6 và Phụ lục I Thông tư này. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/4/2022. |
![]() |
1/3/2021 | Thay mới Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ![]() (Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH)
Nếu như trước đây danh mục các ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành rời rạc ở các quyết định và thông tư khác nhau thì nay đã được tập trung trong một danh mục duy nhất (tính đến thời điểm này), áp dụng từ 1/3/2021 Xem thêm Những người làm các nghề,, công việc thuộc danh mục này sẽ được hưởng các quyền lợi sau: 1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được miễn tính thuế TNCN (Công văn số 71943/CT-TTHT ngày 3/8/2020). Tuy nhiên, mức phụ cấp không vượt quá quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH 2. Được hưởng 16 ngày phép năm (điểm c Khoản 1 Điều 113 Bộ Luật Lao động 45/2019/QH14 ) 3. Giảm 5 năm tuổi hưu (Khoản 3 Điều 169 Bộ Luật 45/2019/QH14 ) 4. Được giảm 1 giờ làm việc khi mang thai từ tháng thứ 7 hoặc chuyển công việc khác ngoài danh mục (Khoản 2 Điều 137 Bộ Luật 45.2019/QH14 ) 5. Tăng thêm 10 ngày nghỉ ốm đau so với công việc bình thường (điểm b khoản 1 Điều 26 Luật BHXH số 58/2014/QH13 6. Khám sức khỏe 6 tháng/lần so với công việc bình thường chỉ cần khám hằng năm (Khoản 1 Điều 21 Luật số 84/2015/QH13 ) 7. Được bồi dưỡng bằng hiện vật theo các mức quy định tại Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH Người lao động hiện đang làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc Danh mục cũ (bị bãi bỏ tại Thông tư này) vẫn được tính là làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho đến ngày Thông tư này có hiệu lực. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2021. Thay thế Quyết định số 1453/BLĐTBXH |
![]() |
3/8/2020 | Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được miễn thuế TNCN như thế nào?
(Công văn số 71943/CT-TTHT)
Theo Cục Thuế Tp. Hà Nội, khoản phụ cấp dành cho công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm được miễn tính thuế TNCN. Tuy nhiên, cần chắc chắn rằng công việc đó có tên trong Danh mục các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động TBXH ban hành tại 8 văn bản sau đây: Xem thêm 1. Quyết định số 1453/BLĐTBXH 2. Quyết định số 915/BLĐTBXH 3. Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ 4. Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH 5. Quyết định 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH 6. Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH 7. Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH 8. Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH Đồng thời, mức phụ cấp không vượt quá quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 17/2015/TT-BLĐTBXH |
HƯỚNG DẪN | ||
![]() |
30/7/2023 | Danh mục mới về ngành nghề nặng nhọc, độc hại đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp ![]() (Thông tư số 05/2023/TT-BLĐTBXH)
Thông tư ban hành mới Danh mục mã ngành nghề nặng nhọc, độc hại được đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp. Xem thêm Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/7/2023, áp dụng đối với các khóa học tuyển sinh và tổ chức đào tạo từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành. Thay thế Thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH |
![]() |
1/3/2023 | Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật cho lao động nặng nhọc, độc hại ![]() (Thông tư số 24/2022/TT-BLĐTBXH)
Từ 1/3/2023, người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sẽ được tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật tương ứng như sau: từ 10.000 lên 13.000 đồng/ngày (với Mức 1); từ 15.000 lên 20.000 đồng/ngày (với Mức 2); từ 20.000 lên 26.000 đồng/ngày (với Mức 3); từ 25.000 lên 32.000 đồng/ngày (với Mức 4). Xem thêm Bảng xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo đặc điểm điều kiện lao động được chi tiết tại Phụ lục I. Điều kiện cụ thể được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật xem quy định tại Điều 3. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/3/2023 và thay thế Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH |
![]() |
1/1/2016 | Phụ cấp đặc thù, nặng nhọc, độc hại dành cho giáo viên công lập từ 2016 ![]() (Nghị định số 113/2015/NĐ-CP
![]() Nghị định này quy định mức phụ cấp đối với giáo viên công lập, bao gồm: Xem thêm 1. Phụ cấp đặc thù đối với nhà giáo dạy tích hợp, nhà giáo dạy thực hành 2. Phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm đối với giáo viên dạy người khuyết tật 3. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo viên dạy thực hành Theo đó, giáo viên dạy tích hợp và giáo viên dạy thực hành sẽ được hưởng phụ cấp đặc thù là 10% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Ngoài ra, nếu dạy các nghề nặng nhọc độc hại còn được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại với các mức từ 0,1 - 0,4 (tức từ 10% - 40%) mức lương cơ sở Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016 Quy định về phụ cấp đối với nhà giáo dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đối với nhà giáo dạy cho người tàn tật, khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định tại các Điều 5, 6, 7, 9, 10 và 11 Nghị định số 43/2008/NĐ-CP |
![]() |
20/2/2023 | [Dự thảo] Danh mục bổ sung ngành nghề nặng nhọc, độc hại trong lĩnh vực Xây dựng, Vận tải và Xã hội
(Dự thảo số DT:11/2020/TT-BLĐTBXH)
Quyết định này sẽ ban hành bổ sung Danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong các lĩnh vực Xây dựng, Vận tải và Xã hội. Xem thêm Theo đó, các ngành, nghề trong lĩnh vực Xây dựng sẽ được bổ sung là ngành, nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm: - Gia công, lắp dựng cốt thép trong hầm, ngầm; - Lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn, hệ ván khuôn, hệ khung đỡ ván khuôn, đường trượt, đường goòng … công trình hầm, ngầm; - Lắp đặt và tháo dỡ các máy, thiết bị nâng chuyển (cần trục tháp, cần trục, vận thăng, sàn treo …) phục vụ thi công xây dựng công trình; - Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện trong công trình hầm, ngầm; - Thi công đổ bê tông công trình hầm, ngầm; - Xây gạch, đá, trát, ốp, lát trong công trình hầm, ngầm; - Gia công, lắp dựng lưới thép, vì thép, gia cố hầm, ngầm; - Khoan tạo lỗ neo, lắp đặt thanh neo thép, lắp dựng lưới thép, gia cố hầm, ngầm; - Khoan phun vữa xi măng gia cố nền đập và tạo màng chống thấm công trình; - Phun vẩy vữa bê tông gia cố hầm hoặc phun vẩy vữa bê tông gia cố mái taluy; - Lái máy xúc dung tích gầu từ 4m3 trở lên; - Vận hành cần trục bánh lốp, bánh xích; - Lái xe vận tải, có trọng tải 20 tấn trở lên. |
![]() |
2/12/2019 | Công việc nặng nhọc, độc hại không phân loại theo ngành
(Công văn số 5178/LĐTBXH-ATLĐ)
Theo Bộ Lao động, pháp luật lao động hiện hành không có quy định về ngành phát sinh công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Việc đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động được thực hiện đối với từng nghề, công việc cụ thể của tất cả các ngành sản xuất kinh doanh. |
![]() |
24/12/2018 | Bảo dưỡng ô tô có được xem là nghề nặng nhọc, độc hại?
(Công văn số 5397/LĐTBXH-ALTĐ)
Theo Bộ Lao động, đối với lĩnh vực bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô thì có một số chức danh nghề, công việc được xem là nặng nhọc, độc hại và đặc biệt nặng nhọc, độc hại. Xem thêm Chi tiết tham khảo tại Mục cơ khí của Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và đặc biệt nặng nhọc, độc hại do Bộ Lao động ban hành. |
![]() |
17/11/2017 | Về điều chỉnh chức danh nghề nặng nhọc, độc hại trong sổ BHXH
(Công văn số 4824/LĐTBXH-BHXH)
Theo Công văn này, trường hợp người lao động thực tế làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và được hưởng đầy đủ các chế độ quy định nhưng ghi chưa đúng chức danh nghề trong sổ BHXH thì sẽ được điều chỉnh lại chức danh nghề theo Điều 98 Luật BHXH. Xem thêm Tuy nhiên, đối với trường hợp người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng hồ sơ chưa đầy đủ hoặc phức tạp mà cơ quan BHXH không có đủ căn cứ để thực hiện điều chỉnh được thì sẽ thông báo để doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị Bộ, ngành chủ quản có ý kiến với Bộ LĐTB&XH. Sau khi được Bộ LĐTB&XH đồng ý cho điều chỉnh thì cơ quan BHXH mới tiến hành điều chỉnh lại chức danh nghề trong sổ BHXH. |
![]() |
8/9/2016 | Điều chỉnh chức danh nghề nặng nhọc, độc hại trên sổ BHXH phải có ý kiến của Bộ Lao động
(Công văn số 3449/BHXH-CSXH)
Theo Công văn này, đối với người lao động đang làm việc / đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã được giải quyết chế độ hưu trí mà được Bộ Lao động TB&XH đồng ý cho điều chỉnh chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại thì cơ quan BHXH sẽ thực hiện điều chỉnh chức danh nghề trên sổ BHXH để làm căn cứ tính chế độ hưu trí hoặc điều chỉnh lại mức lương hưu Xem thêm Đối với những trường hợp doanh nghiệp / người lao động đề nghị cơ quan BHXH điều chỉnh chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nhưng chưa có ý kiến của Bộ Lao động TB&XH thì cơ quan BHXH chưa thực hiện điều chỉnh. Doanh nghiệp phải lập hồ sơ theo hướng dẫn tại điểm 1 Công văn số 1972/LĐTBXH-ATLĐ ngày 2/6/2016 để xin ý kiến của Bộ Lao động trước khi đề nghị cơ quan BHXH điều chỉnh |
![]() |
27/5/2015 | Kiểm dịch và khử trùng hàng nông lâm sản được xem là nghề độc hại, nguy hiểm
(Công văn số 1966/LĐTBXH-ATLĐ)
Văn bản này công nhận 04 nghề, công việc sau đây thuộc nhóm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Xem thêm 1. Kiểm dịch thực vật hàng hóa nông, lâm sản xuất nhập khẩu trên tàu biển, xà lan, trong Xilo 2. Khử trùng hàng hóa nông, lâm sản xuất nhập khẩu trên tàu biển, xà lan, trong Xilo 3. Kiểm dịch thực vật hàng hóa nông, lâm sản xuất nhập khẩu tại kho tàng, bến bãi, container, trên ô tô 4. Khử trùng hàng hóa nông, lâm sản xuất nhập khẩu tại kho tàng, bến bãi, container, trên ô tô |
![]() |
19/12/2014 | Về điều kiện cho phép người làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nghỉ hưu sớm
(Công văn số 4845/LĐTBXH-LĐTL)
Văn bản trả lời Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia về việc chấm dứt HĐLĐ và giải quyết chế độ hưu trí cho người lao động làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Xem thêm Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật BHXH số 71/2006/QH11 - Nam từ đủ 55 - 60 tuổi, nữ từ đủ 50 - 55 tuổi - Có đủ 20 năm đóng BHXH, trong đó tối thiểu phải có 15 năm làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
![]() |
18/6/2013 | Sắp sửa đổi Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
(Công văn số 5697/BGTVT-TCCB)
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc rà soát các danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành kèm theo các Quyết định số: 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, 1629/LĐTBXH-QĐ |
![]() |
14/3/2011 | Điều chỉnh tên một số chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
(Công văn số 695/LĐTBXH-ATLĐ)
Văn bản đính kèm Danh mục điều chỉnh tên nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhằm điều chỉnh một số chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng đã xếp và trả lương nhưng ghi sai trong sổ bảo hiểm xã hội. Danh mục điều chỉnh tên nghề |
![]() |
30/10/2009 | Về chế độ hưu trí đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
(Công văn số 4114/LĐTBXH-BHXH)
Theo quy định tại điểm b, khoản 1 điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội và điều 26 Nghị định 152/2006/NĐ-CP |
![]() |
21/10/2009 | Về việc giải quyết chế độ đối với ngườu làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
(Công văn số 3978/LĐBXH-ATLĐ)
Văn bản điều chỉnh một số chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Bắc Hải Hưng đã xêp và trả lương nhưng ghi sai trong sổ bảo hiểm xã hội. |
XEM THÊM | ||
![]() |
24/12/2018 | Về bổ sung công việc nặng nhọc, độc hại thuộc lĩnh vực da giầy
(Công văn số 5399/LĐTBXH-ALTĐ)
Văn bản trả lời Công ty TNHH Giầy Alena Việt Nam về việc xem xét bổ sung một số công việc thuộc lĩnh vực da giầy vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại. |
![]() |
21/3/2018 | Về điều chỉnh tên nghề nặng nhọc, độc hại của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam
(Công văn số 1086/LĐTBXH-ATLĐ)
Văn bản chấp thuận đề nghị điều chỉnh tên một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại do ghi chưa đúng trong sổ BHXH của Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam. |
![]() |
19/12/2017 | Về xác định nghề nặng nhọc, độc hại
(Công văn số 5359/LĐTBXH-ATLĐ)
Văn bản trả lời vướng mắc liên quan đến việc xác định nghề nặng nhọc, độc hại. |
![]() |
24/8/2009 | Về việc giải quyết chế độ đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
(Công văn số 3141/LĐTBXH-ATLĐ)
Văn bản chấp thuận đề nghị của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam về việc điều chỉnh chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã xếp và trả lương nhưng ghi sai trong sổ bảo hiểm xã hội đối với bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết và ông Nguyễn Đình Lập. Công văn đính kèm Danh mục điều chỉnh tên nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với riêng 2 lao động nêu trên Xem thêm |
![]() |
5/1/2005 | Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức
(Thông tư số 07/2005/TT-BNV)
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi độc hại, nguy hiểm mà yếu tố độc hại, nguy hiểm cao hơn bình thường chưa được tính vào hệ số lương. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. Thông tư hướng dẫn về điều kiện, môi trường làm việc để áp dụng mức phụ cấp độc hại, hướng dẫn về việc lập hồ sơ đề nghị được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 01/10/2004. |
HẾT HIỆU LỰC | ||
![]() |
15/4/2014 | Quy định về BHLĐ cho người làm nghề độc hại, nguy hiểm ![]() (Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH
![]() Thông tư này ban hành Danh mục phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động làm nghề, công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại thay thế Danh mục cũ ban hành tại Quyết định số 68/2008/QĐ-BLĐTBXH Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người sử dụng lao động phải trang bị cho người lao động để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại. Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm nhiều loại như phương tiện bảo vệ đầu, mắt, mặt, tay, chân, phương tiện bảo vệ thính giác, cơ quan hô hấp, ... Doanh nghiệp bắt buộc phải trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động khi họ tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, độc hại dưới đây: 1. Yếu tố vật lý xấu 2. Bụi và hóa chất độc hại 3. Yếu tố sinh học độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu như: virus, vi khuẩn, côn trùng độc hại, phân, nước, rác, ... 4. Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây tai nạn lao động, làm việc trên cao, trong hầm lò, trên sông nước, ... Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2014. Quyết định 1407/1997/QĐ-BLĐTBXH ngày 14/11/1997 về việc ban hành tiêu chuẩn trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho các nghề, công việc đặc thù của ngành Dự trữ quốc gia; Thông tư số 10/1998/TT-BLĐTBXH |
![]() |
12/2/2018 | Giáo trình dạy nghề ngành học nặng nhọc, độc hại ![]() (Thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH
![]() Thông tư thay mới Danh mục các ngành học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, cao đẳng để làm cơ sở thực hiện các quy định trong giáo dục nghề nghiệp liên quan đến ngành học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Xem thêm Theo đó, Danh mục mới có bổ sung một số ngành học được xem là nặng nhọc, độc hại so với Danh mục cũ. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 12/02/2018 và thay thế Thông tư số 20/2014/TT-BLĐTBXH |
![]() |
12/8/2016 | Danh mục (bổ sung) ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (2017) ![]() (Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH
![]() Thông tư này ban hành bổ sung Danh mục các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV) và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại V, VI) thuộc các lĩnh vực sau: dầu khí; lưu trữ; giao thông vận tải; hóa chất; khoa học - công nghệ; thể dục thể thao; khai khoáng; tài nguyên và môi trường. Xem thêm Người lao động làm các nghề, công việc thuộc danh mục ban hành tại Thông tư này sẽ được hưởng các chế độ về bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội như các nghề, công việc đã ban hành tại các Quyết định số 1453/BLĐTBXH Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/8/2016. |
![]() |
1/5/2013 | Danh mục (bổ sung) ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (2012) ![]() (Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH
![]() Thông tư này ban hành bổ sung Danh mục các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại IV) và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (loại V, VI) thuộc các lĩnh vực sau: khai khoáng; hóa chất; hải quan; giao thông vận tải; sản xuất thuốc lá; khoa học công nghệ; cơ yếu; thủy sản; môi trường đô thị và điện lực. Xem thêm Người lao động làm việc thuộc các công việc nêu trên được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội theo quy định. Người lao động làm các nghề, công việc như các nghề, công việc ban hành tại Thông tư này và các Quyết định số 1453/BLĐTBXH Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2013. |
![]() |
15/7/2012 | Quy định về bồi dưỡng độc hại, nguy hiểm ![]() (Thông tư Liên tịch số 13/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT
![]() Thông tư này quy định về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật dành cho người lao động làm các nghề, công việc thuộc Danh mục công việc nặng nhọc, độc hại theo công bố của Bộ Lao động TBXH và đang làm việc trong môi trường không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bệnh. Xem thêm Theo quy định mới, chế độ bồi dưỡng này không được trả bằng tiền; không được đưa vào đơn giá tiền lương. Chi phí mua hiện vật để bồi dưỡng theo chế độ này được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh. Mức hưởng cũng được điều chỉnh tăng so với Thông tư số 10/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT - Mức 1: bằng 10.000đ (4.000đ); - Mức 2: 15.000đ (6.000đ); - Mức 3: 20.000đ (8.000đ); - Mức 4: 25.000đ (10.000đ) Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2012. Bãi bỏ Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT |
![]() |
1/10/2004 | Cách tính và đối tượng được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm
(Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH
![]() Phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với những nghề, công việc có điều kiện độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm trong các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước mà yếutố độc hại, nguy hiểm chưa xác định hoặc xác định chưa đủ trong mức lương. Xem thêm Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính trong đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được chi trả cùng kỳ trả lương hằng tháng theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng ½ ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày. Thông tư có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo và thay thế Thông tư 23/1993/LĐTBXH-TT |
![]() |
10/10/2003 | Danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (2003) ![]() (Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH
![]() Quyết định ban hành kèm theo Danh mục các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc lĩnh vực khai thác mỏ, cơ khí luyện kim, điện, hóa chất, sản xuất bánh kẹo, dệt may, sản xuất thuốc lá, giao thông vận tải, xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi, dự trữ quốc gia, bưu chính viễn thông, khoa học công nghiệp, nông nghiệp, y tế, thuỷ sản. Người lao động làm việc thuộc các công việc nêu trên được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội theo quy định. Xem thêm Người lao động ở các Bộ, ngành làm các nghề, công việc như các nghề, công việc ban hành tại Quyết định này và các Quyết định số 1453/BLĐTBXH |
![]() |
18/3/1999 | Danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (1999) ![]() (Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH
![]() Người lao động làm các nghề, công việc nêu tại Danh mục này sẽ được hưởng các chế độ Bảo hộ lao động, Tiền lương và Bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Xem thêm Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký |
![]() |
1/1/1997 | Danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (1997) ![]() (Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ
![]() Kể từ ngày 01/01/1997 thực hiện thống nhất trong cả nước việc áp dụng các danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được ban hành tại Quyết định số 1453/BLĐTBXH |
![]() |
30/7/1996 | Danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (1996) ![]() (Quyết định số 915/BLĐTBXH
![]() Người lao động làm các nghề, công việc nêu tại Danh mục này sẽ được thực hiện các chế độ Bảo hộ lao động, Tiền lương và Bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Xem thêm Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký |
![]() |
1/1/1995 | Danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (1995) ![]() (Quyết định số 1453/BLĐTBXH
![]() Người lao động làm các nghề, công việc quy định tại Danh mục này được thực hiện các chế độ Bảo hộ Lao động, tiền lương và Bảo hiểm Xã hội quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật Xem thêm Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1995 |
![]() |
7/7/1993 | Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm
(Thông tư số 23/1993/LĐTBXH-TT
![]() |