Lược đồ | Phòng thủ dân sự Tổng số 7 bản ghi | Cập nhật đến: 1-Jul-2024 |
CHÍNH SÁCH | ||
![]() |
1/7/2024 | Luật Phòng thủ dân sự 2023 ![]() (Luật số 18/2023/QH15)
Luật này quy định các hoạt động về phòng thủ dân sự (phòng chống, khắc phục hậu quả do sự cố, thảm họa, chiến tranh). Xem thêm Theo đó, các biện pháp phòng thủ dân sự được quy định tương ứng theo từng cấp độ như sau: - Phòng thủ dân sự cấp độ 1 (áp dụng với sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp huyện) gồm các biện pháp như: sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm; cấm, hạn chế người, phương tiện vào những khu vực nguy hiểm; bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sự cố, thảm họa;... - Phòng thủ dân sự cấp độ 2 (áp dụng với sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh) gồm các biện pháp như: cách ly, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cố, thảm họa trên địa bàn; chuyển đổi hình thức hoặc tạm dừng hoạt động của trường học; tạm dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu; hạn chế hoặc tạm dừng tổ chức lễ hội, hoạt động văn hóa, nghệ thuật;... - Phòng thủ dân sự cấp độ 3 (áp dụng với sự cố, thảm họa trong phạm vi địa bàn một số tỉnh, thành phố) gồm các biện pháp như: cách ly, giãn cách xã hội phù hợp với mức độ của sự cố, thảm họa trên địa bàn; tạm dừng hoạt động trường học; tạm dừng tổ chức lễ hội, hoạt động văn hóa, nghệ thuật; hạn chế hoặc tạm dừng việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nếu cần thiết; hạn chế hoặc tạm dừng hoạt động giao thông, vận tải ra, vào địa bàn xảy ra sự cố, thảm họa; tạm dừng giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp;... - Phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp: giãn cách xã hội; cách ly tập trung người đi và đến từ khu vực xảy ra thảm họa; dừng hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở khu vực xảy ra thảm họa. Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024. Sửa đổi, bổ sung một số Luật bao gồm: Luật số 79/2006/QH11 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT | ||
![]() |
16/3/2021 | Danh mục trang thiết bị cấp cho lực lượng phòng thủ dân sự
(Quyết định số 371/QĐ-TTg)
Quyết định ban hành Danh mục các phương tiện, máy móc, thiết bị cấp phát cho lực lượng phòng thủ dân sự của bộ, ngành, địa phương theo quy định tại Nghị định 02/2019/NĐ-CP . Xem thêm Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. |
![]() |
16/2/2019 | Quy định về hoạt động phòng thủ dân sự
(Nghị định số 02/2019/NĐ-CP)
Nghị định quy định nguyên tắc tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động phòng thủ dân sự; bảo đảm phòng thủ dân sự; trách nhiệm của các bộ, ngành trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp về phòng thủ dân sự. Xem thêm Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định này, hoạt động phòng thủ dân sự phải được chuẩn bị từ trước khi xảy ra các thảm họa, chiến tranh; tích cực thực hiện phương châm phòng là chính; phát huy vai trò của lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Nhà nước sẽ có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng các công trình ngầm để đảm bảo tính lưỡng dụng, vừa phục vụ phát triển KT-XH vừa có thể sử dụng khi xảy ra thảm họa, chiến tranh. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/02/2019 và thay thế Nghị định số 117/2008/NĐ-CP |
HƯỚNG DẪN | ||
![]() |
25/6/2010 | Danh mục trang thiết bị dành cho lực lượng phòng thủ dân sự
(Thông tư số 38/2010/TT-BQP)
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2010 |
XEM THÊM | ||
![]() |
19/8/2019 | Kế hoạch thực hiện biện pháp phòng thủ dân sự giai đoạn 2019-2020
(Quyết định số 1042/QĐ-TTg)
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. |
HẾT HIỆU LỰC | ||
![]() |
31/7/2009 | Hướng dẫn về phòng thủ dân sự
(Thông tư Liên tịch số 43/2009/TTLT-BQP-BTC-BKHĐT-BLĐTBXH
![]() Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành |
![]() |
11/12/2008 | Về phòng thủ dân sự ![]() (Nghị định số 117/2008/NĐ-CP
![]() Nghị định này hướng dẫn về nhiệm vụ; cơ chế đảm bảo đầu tư; tổ chức huấn luyện; phòng chống khắc phục hậu quả các loại vũ khí công nghệ cao, vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học , sinh học và các thảm họa thiên nhiên do con người gây ra; trách nhiệm của các bộ ban ngành, UBND các cấp trong phòng thủ dân sự. Nghị định áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam, kể cả cá nhân và tổ chức nước ngoài sinh sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Theo nghị định này "phòng thủ dân sự" được hiểu là bộ phận của hệ thống phòng thủ quốc gia, gồm các biện pháp chủ động phòng, chống chiến tranh hoặc thảm họa do thiên nhiên hoặc do con người gây ra, dịch bệnh nguy hiểm; thực hiện phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, bảo vệ nhân dân, bảo vệ hoạt động của cơ quan tổ chức và nền kinh tế quốc dân. Nghị định có hiệu lực thi hành sau 15 ngày đăng Công báo. |