Lược đồ | Quảng cáo thuốc Tổng số 6 bản ghi | Cập nhật đến: 11-Aug-2022 |
THAM KHẢO | ||
![]() |
11/12/2017 | Giảm phí thẩm định nội dung quảng cáo thuốc còn 1,6 triệu/hồ sơ
(Thông tư số 114/2017/TT-BTC)
Thông tư điều chỉnh giảm phí thẩm định nội dung quảng cáo thuốc, mỹ phẩm từ 1,8 triệu còn 1,6 triệu đồng/hồ sơ. Xem thêm Ngoài ra, Thông tư còn bãi bỏ 02 loại phí, gồm: phí thẩm định cấp giấy phép nhập khẩu dược liệu, vị thuốc cổ truyền (200.000 đồng/mặt hàng) và phí thẩm định hồ sơ cấp thẻ người giới thiệu thuốc (200.000 đồng/hồ sơ). Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/12/2017. |
![]() |
8/1/2021 | Thay đổi địa chỉ website nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc
(Công văn số 49/QLD-ĐK)
Kể từ ngày 81/1/2021, Cục Quản lý Dược bắt đầu tiếp nhận hồ sơ mới về việc xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc tại website https://dichvucong.dav.gov.vn/Phòng đăng ký thuốc/Xác nhận nội dung thông tin thuốc (TT-52) hoặc Xác nhận nội dung quảng cáo thuốc (TT-53). Xem thêm Website http://ttqc.dav.gov.vn:8080/thongtinthuoc sẽ ngưng tiếp nhận hồ sơ từ sau ngày 01/02/2021. Tải về tài liệu hướng dẫn tại đây |
![]() |
20/8/2018 | Từ 1/9/2018, hồ sơ xác nhận nội dung quảng cáo thuốc phải nộp trực tuyến ![]() (Công văn số 16223/QLD-TT)
Theo Công văn này, kể từ ngày 1/9/2018, Cục Quản lý Dược chỉ tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc dưới hình thức trực tuyến (tức sẽ dừng tiếp nhận hồ sơ giấy). Xem thêm Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến: http://125.212.203.66/thongtinthuoc/ hoặc truy cập vào mục "Hệ thống xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc" trên website Cục Quản lý Dược (địa chỉ http://dav.gov.vn). Trường hợp có thay đổi địa chỉ sẽ được thông báo. Cách thức thực hiện: - Đăng ký tài khoản tại "Hệ thống xác thực tập trung" (địa chỉ http://125.212.203.66:8082/sso/homepage.zul?action=new), nếu chưa được Cục Quản lý Dược cấp tài khoản. - Sau khi có tài khoản, tiến hành đăng nhập và nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại mục Tài liệu hướng dẫn sử dụng Hệ thống cấp Giấy xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc. Phí thẩm định hồ sơ được nộp vào tài khoản của Cục Quản lý Dược, số tài khoản: 84668688, tại VPBANK - Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Hội sở. |
XỬ PHẠT / KHUYẾN CÁO | ||
![]() |
1/1/2014 | Cấm sử dụng hình ảnh người bệnh khi quảng cáo thuốc ![]() (Nghị định số 181/2013/NĐ-CP
![]() Nghị định này quy định chi tiết việc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt; quy định về quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới; về quy hoạch quảng cáo ngoài trời; và thủ tục thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Công ty quảng cáo nước ngoài. Xem thêm Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nêu tại Nghị định này bao gồm: 1. Thuốc; 2. Mỹ phẩm; 3. Thực phẩm, phụ gia thực phẩm; 4. Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong gia dụng và y tế; 5. Trang thiết bị y tế 6. Sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ; 7. Dịch vụ khám, chữa bệnh; 8. Thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y; 9. Phân bón, chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi Theo đó, Nghị định nghiêm cấm sử dụng các thông tin, hình ảnh sau đây trong quảng cáo thuốc: hình ảnh người bệnh; hình ảnh, tên của thầy thuốc; và sơ đồ tác dụng của thuốc mà chưa được nghiên cứu, đánh giá. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014; thay thế Nghị định số 24/2003/NĐ-CP |
![]() |
11/8/2022 | Sẽ tiếp tục siết chặt các quảng cáo thuốc sai sự thật
(Công văn số 4177/BTTTT-VP)
Bộ Thông tin & Truyền thông cho rằng đã biết và triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng quảng cáo thực phẩm chức năng vượt quá công dụng trên truyền hình cũng như mạng xã hội. Xem thêm Chẳng hạn đã áp dụng các giải pháp sau: - Chấn chỉnh hoạt động của các công ty quảng cáo nước ngoài, các mạng xã hội nước ngoài (như google, facebook) và yêu cầu họ kiểm duyệt chặt chẽ các bài quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng đảm bảo phù hợp với giấy xác nhận nội dung quảng cáo của Bộ Y tế, đồng thời gỡ bỏ, ngăn chặn các bài quảng cáo vi phạm. - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ Y tế (cơ quan xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan thanh tra) để kiểm tra xác minh sự phù hợp của bài quảng cáo so với giấy xác nhận, kịp thời xử lý website quảng cáo sai sự thật. - Đề nghị cơ quan báo chí, các doanh nghiệp thiết lập website, mạng xã hội rà soát toàn bộ hoạt động hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới; không để tái diễn tình trạng quảng cáo vi phạm; cân nhắc dừng hợp tác với các mạng lưới quảng cáo tiếp tục vi phạm. Tuy nhiên, theo Bộ Thông tin & Truyền thông, hành vi quảng cáo sai công dụng, thổi phòng công dụng của thuốc, thực phẩm chức năng trên mạng ngày càng phức tạp nên cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng mới có thể xử lý đồng bộ trong thời gian sớm. |
![]() |
20/7/2022 | Các quảng cáo thuốc sai công dụng sẽ bị "cắt sóng" ![]() (Thông báo số 211/TB-VPCP)
Nhằm chấn chỉnh tình trạng vi phạm trong quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng trên truyền hình (như thổi phòng công dụng, quảng cáo sai sự thật, gây phản cảm...), Chính phủ đã yêu cầu Bộ Y tế rà soát lại toàn bộ nội dung quảng cáo của các thuốc, thực phẩm chức năng đã xác nhận để dừng các quảng cáo có vi phạm. Xem thêm Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu ngành Y tế phải rà soát, chịu trách nhiệm xác nhận nội dung chuyên môn liên quan đến các loại thuốc, thực phẩm chức năng trước khi cho phát hành quảng cáo, đồng thời công khai nội dung đã xác nhận trên Cổng điện tử để các cơ quan thanh tra, kiểm tra, doanh nghiệp quảng cáo,... có căn cứ đối chiếu thực hiện. |