Nghị định này quy định chi tiết các nội dung sau của Luật Sở hữu trí tuệ:
1. Căn cứ xác lập, chủ thể, nội dung, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp và các biện pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu công nghiệp
2. Việc xác định hành vi xâm phạm, tính chất và mức độ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, xác định thiệt hại, yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
Đáng chú ý, theo quy định tại Điều 10, quyền sở hữu đối với "nhãn hiệu nổi tiếng" được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu đó phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 91 Nghị định này.
Đối với "tên thương mại", quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ sở hữu phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 91 Nghị định này.
Đối với bí mật kinh doanh, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kỳ cách thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin và bảo mật thông tin tạo thành bí mật kinh doanh đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có bí mật kinh doanh phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 91 Nghị định này.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/8/2023.
Thay thế Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006; Thay thế các quy định về bảo vệ quyền trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Nghị định số 105/2006/NĐ-CP
ngày 22/9/2006, Nghị định số 119/2010/NĐ-CP
ngày 30/10/2010, Nghị định số 122/2010/NĐ-CP
ngày 31/10/2010 và Điều 1 của Nghị định số 154/2018/NĐ-CP
ngày 09/11/2018.
Thông tin | |
Hiệu lực | 23-Aug-2023 |
Hết hiệu lực | Không xác định |
Đăng tải | Bản tin LuatVietnam số 5771 |
Tệp đính kèm |
Văn bản xử phạt | |
Không xác định |
Dòng thời gian |