Nghị định ban hành mới quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản, có hiệu lực kể từ ngày 15/1/2023.
Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Đăng ký thế chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự, luật khác liên quan;
2. Đăng ký theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm, trừ cầm giữ tài sản;
3. Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có nhiều bên cùng nhận bảo đảm hoặc trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận;
4. Đăng ký thay đổi nội dung đã được đăng ký; xóa đăng ký nội dung đã được đăng ký.
So với quy định cũ tại Nghị định số 102/2017/NĐ-CP , Nghị định này bổ sung khá nhiều quy định mới liên quan đến hiệu lực của việc đăng ký biện pháp bảo đảm (đặc biệt bổ sung quy định về hiệu lực đối kháng với người thứ ba); thẩm quyền đăng ký; thủ tục đăng ký (bổ sung phương thức đăng ký trực tuyến); các trường hợp từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm;...
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2023 và thay thế Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017.
Văn bản phụ thuộc |
Văn bản xử phạt | |
Không xác định |
Thông tin | |
Hiệu lực | 15-Jan-2023 |
Hết hiệu lực | Không xác định |
Đăng tải | Bản tin LuatVietnam số 5594 |
Tệp đính kèm |
![]() ![]() |
Dòng thời gian |