Thông tư thay mới các quy định về:
1. Trình tự, thủ tục khai thác thực vật rừng thông thường, động vật rừng thông thường.
2. Hồ sơ lâm sản hợp pháp, quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
3. Đánh dấu mẫu vật các loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thực vật hoang dã, động vật hoang dã thuộc các Phụ lục của Công ước CITES, trừ loài thủy sản.
Theo đó, các đối tượng phải lập Bảng kê lâm sản được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
Cần lưu ý, những trường hợp sau đây khi lập Bảng kê lâm sản phải có xác nhận của cơ quan Kiểm lâm sở tại (khoản 3 Điều 5):
- Gỗ loài thông thường khai thác tận dụng, tận thu từ rừng tự nhiên;
- Lâm sản sau xử lý tịch thu;
- Gỗ, thực vật ngoài gỗ có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc trồng cấy thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc Phụ lục CITES;
- Động vật rừng và bộ phận, dẫn xuất, sản phẩm của động vật rừng có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu hoặc gây nuôi; động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, trừ loài thủy sản;
- Lâm sản không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này hoặc gỗ cây công nghiệp hoặc sản phẩm gỗ hoàn chỉnh theo đề nghị của chủ lâm sản.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2023 và thay thế Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018.
Văn bản phụ thuộc |
Văn bản xử phạt | |
Không xác định |
Thông tin | |
Hiệu lực | 15-Feb-2023 |
Hết hiệu lực | Không xác định |
Đăng tải | Bản tin LuatVietnam số 5618 |
Tệp đính kèm |
![]() ![]() |
Dòng thời gian |