Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng, bao gồm:
- Bổ sung một số nguyên tắc thực hiện hợp đồng phái sinh lãi suất;
- Điều kiện kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử;
- Phạm vi kinh doanh sản phẩm hoán đổi lãi suất một đồng tiền cộng dồn (Accrual Interest Rate Swap);
- Điều kiện đối với khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh lãi suất;
- Điều kiện thực hiện giao dịch đối ứng cho một hợp đồng phái sinh lãi suất;
- Giới hạn về hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất của ngân hàng;
...
Theo đó, kể từ 14/2/2022, các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng có thể triển khai kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử nếu đáp ứng các điều kiện nêu tại Thông tư này.
Đặc biệt, khi xây dựng quy trình kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất bằng phương tiện điện tử, ngân hàng phải ban hành các biện pháp quản lý, kiểm soát rủi ro phát sinh (nếu có). Đồng thời, ngân hàng phải lưu trữ đầy đủ thông tin kinh doanh loại sản phẩm này để phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu, giải quyết khiếu nại, tranh chấp... về sau.
Đối với khách hàng, trường hợp phát sinh ngoại tệ từ khoản tiền lãi giao dịch phái sinh lãi suất thì nguồn ngoại tệ này được sử dụng để thanh toán cho các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch gốc hoặc phải bán lại số ngoại tệ này cho ngân hàng kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất đó.
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/02/2022.
Văn bản phụ thuộc | |
![]() | [Hợp nhất] - Quy chế kinh doanh sản phẩm phát sinh lãi suất của Ngân hàng |
Văn bản xử phạt | |
Không xác định |
Thông tin | |
Hiệu lực | 14-Feb-2022 |
Hết hiệu lực | Không xác định |
Đăng tải | Bản tin LuatVietnam số 5376 |
Tệp đính kèm |
![]() ![]() |
Dòng thời gian | |
Không có dữ liệu |