Flow | Thời điểm lập hóa đơn Found 19 records | Latest update: 27-Feb-2023 |
CHÍNH SÁCH | ||
![]() |
7/1/2022 | Đối với giao dịch trong nước
(Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP
![]() 1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Read more 2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng). 3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng. 4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau: a) Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không, hoạt động cung cấp điện (trừ đối tượng quy định tại điểm h khoản này), nước, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát (bao gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ), dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ logistic, dịch vụ công nghệ thông tin (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này) được bán theo kỳ nhất định, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua. b) Đối với dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ công nghệ thông tin (bao gồm dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin) phải thực hiện đối soát dữ liệu kết nối giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối. Trường hợp cung cấp dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng) thông qua bán thẻ trả trước, thu cước phí hòa mạng khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn GTGT hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế thì cuối mỗi ngày hoặc định kỳ trong tháng, cơ sở kinh doanh dịch vụ lập chung một hóa đơn GTGT ghi nhận tổng doanh thu phát sinh theo từng dịch vụ người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế. c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. d) Đối với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng: d.1) Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng. d.2) Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. đ) Thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp tổ chức kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế chậm nhất không quá 05 ngày kế tiếp kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử. e) Đối với hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác và chế biến dầu thô: Thời điểm lập hóa đơn bán dầu thô, condensate, các sản phẩm được chế biến từ dầu thô (bao gồm cả hoạt động bao tiêu sản phẩm theo cam kết của Chính phủ) là thời điểm bên mua và bên bán xác định được giá bán chính thức, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với hoạt động bán khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí than được chuyển bằng đường ống dẫn khí đến người mua, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm bên mua, bên bán xác định khối lượng khí giao hàng tháng nhưng chậm nhất không quá 07 ngày kế tiếp kể từ ngày bên bán gửi thông báo lượng khí giao hàng tháng. Trường hợp thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ có quy định khác về thời điểm lập hóa đơn thì thực hiện theo quy định tại thỏa thuận bảo lãnh và cam kết của Chính phủ, g) Đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng. h) Đối với hoạt động bán điện của các công ty phát điện trên thị trường điện thì thời điểm lập hóa đơn điện tử được xác định căn cứ thời điểm về đối soát số liệu thanh toán giữa đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, đơn vị phát điện và đơn vị mua điện theo quy định của Bộ Công Thương hoặc hợp đồng mua bán điện đã được Bộ Công Thương hướng dẫn, phê duyệt nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn kê khai, nộp thuế đối với tháng phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật về thuế. Riêng hoạt động bán điện của các công ty phát điện có cam kết bảo lãnh của Chính phủ về thời điểm thanh toán thì thời điểm lập hóa đơn điện tử căn cứ theo bảo lãnh của Chính phủ, hướng dẫn và phê duyệt của Bộ Công Thương và các hợp đồng mua bán điện đã được ký kết giữa bên mua điện và bên bán điện. i) Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán. Người bán phải đảm bảo lưu trữ đầy đủ hóa đơn điện tử đối với trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh, cá nhân kinh doanh và đảm bảo có thể tra cứu khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. k) Đối với trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm qua đại lý, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh. l) Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, dịch vụ chuyển tiền qua ví điện tử, dịch vụ ngừng và cấp điện trở lại của đơn vị phân phối điện cho người mua là cá nhân không kinh doanh (hoặc cá nhân kinh doanh) nhưng không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày hoặc cuối tháng đơn vị thực hiện xuất hóa đơn tổng căn cứ thông tin chi tiết từng giao dịch phát sinh trong ngày, trong tháng tại hệ thống quản lý dữ liệu của đơn vị. Đơn vị cung cấp dịch vụ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác nội dung thông tin giao dịch và cung cấp bảng tổng hợp chi tiết dịch vụ cung cấp khi cơ quan chức năng yêu cầu. Trường hợp khách hàng yêu cầu lấy hóa đơn theo từng giao dịch thì đơn vị cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn giao cho khách hàng. m) Đối với kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền theo quy định của pháp luật: - Tại thời điểm kết thúc chuyến đi, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền thực hiện gửi các thông tin của chuyến đi cho khách hàng và gửi về cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu của cơ quan thuế. Các thông tin gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (tính theo km) và tổng số tiền hành khách phải trả. - Trường hợp khách hàng lấy hóa đơn điện tử thì khách hàng cập nhật hoặc gửi các thông tin đầy đủ (tên, địa chỉ, mã số thuế) vào phần mềm hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ. Căn cứ thông tin khách hàng gửi hoặc cập nhật, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi có sử dụng phần mềm tính tiền thực hiện gửi hóa đơn của chuyến đi cho khách hàng, đồng thời chuyển dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo quy định tại Điều 22 Nghị định này. n) Đối với cơ sở y tế kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh có sử dụng phần mềm quản lý khám chữa bệnh và quản lý viện phí, từng giao dịch khám, chữa bệnh và thực hiện các dịch vụ chụp, chiếu, xét nghiệm có in phiếu thu tiền (thu viện phí hoặc tiền khám, xét nghiệm) và có lưu trên hệ thống công nghệ thông tin, nếu khách hàng (người đến khám, chữa bệnh) không có nhu cầu lấy hóa đơn thì cuối ngày cơ sở y tế căn cứ thông tin khám, chữa bệnh và thông tin từ phiếu thu tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các dịch vụ y tế thực hiện trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử thì cơ sở y tế lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng. o) Đối với hoạt động thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng ngày lập hóa đơn điện tử là ngày xe lưu thông qua trạm thu phí. Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ thu phí đường bộ theo hình thức điện tử không dừng có một hoặc nhiều phương tiện cùng sử dụng dịch vụ nhiều lần trong tháng, đơn vị cung cấp dịch vụ có thể lập hóa đơn điện tử theo định kỳ, ngày lập hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh dịch vụ thu phí. Nội dung hóa đơn liệt kê chi tiết từng lượt xe lưu thông qua các trạm thu phí (bao gồm: thời gian xe qua trạm, giá phí sử dụng đường bộ của từng lượt xe). |
![]() |
7/1/2022 | Đối với hàng xuất khẩu
(Điểm c Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP
![]() - Sử dụng Phiếu Xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để vận chuyển hàng đến cửa khẩu hay đến nơi làm thủ tục xuất khẩu Xem thêm - Sau khi làm xong thủ tục hải quan (tức hàng xuất khẩu đã thông quan), lập hóa đơn GTGT cho hàng xuất khẩu |
HƯỚNG DẪN | ||
![]() |
30/3/2020 | Về thời điểm lập hóa đơn chuyển nhượng dự án BĐS
(Công văn số 1316/TCT-CS)
Trường hợp giao dịch chuyển nhượng giữa các doanh nghiệp đáp ứng điều kiện chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án BĐS theo quy định tại Điều 49 Luật kinh doanh BĐS thì khi thu tiền, bên chuyển nhượng phải lập hóa đơn và kê khai nộp thuế GTGT (áp dụng chính sách thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng dự án hoặc chuyển nhượng BĐS). Xem thêm Ngược lại, nếu giao dịch chuyển nhượng giữa các doanh nghiệp chưa đáp ứng điều kiện chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án BĐS thì chưa phải lập hóa đơn và kê khai nộp GTGT. |
![]() |
9/2/2023 | Thuế GTGT của dịch vụ được xác định theo thời điểm lập hóa đơn
(Công văn số 4420/CTHN-TTHT)
Cục thuế TP. Hà Nội lưu ý, theo quy định tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP |
![]() |
4/1/2023 | Hàng bán cho DNCX được lập hóa đơn sau khi làm xong thủ tục xuất khẩu
(Công văn số 386/CTHN-TTHT)
Trường hợp Công ty bán hàng hóa cho DNCX, nếu hàng hóa này được tiêu dùng trong DNCX, đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC Việc lập hóa đơn GTGT điện tử cho hàng hóa xuất khẩu thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP |
![]() |
27/9/2022 | Kê khai thuế hóa đơn theo ngày lập
(Công văn số 47147/CTHN-TTHT)
Trường hợp hóa đơn điện tử có thời điểm ký số khác với ngày lập hóa đơn thì thời điểm kê khai thuế căn cứ theo thời điểm lập hóa đơn |
![]() |
22/9/2022 | Về thời điểm phát hành hóa đơn cho công trình khi chuyển sang sử dụng HĐĐT
(Công văn số 46548/CTHN-TTHT)
Thời điểm lập HĐĐT đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt theo quy định mới tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP Theo đó, thời điểm phát hành HĐĐT vẫn căn cứ theo ngày nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục xây dựng, không phân biệt đã hay chưa thu tiền. Về điều kiện khấu trừ thuế GTGT khâu nhập khẩu, vẫn thực hiện theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC |
![]() |
20/9/2022 | Về thời điểm lập hóa đơn đối với phí đường bộ không dừng
(Công văn số 46240/CTHN-TTHT)
Theo Cục Thuế Tp. Hà Nội thì thời điểm lập hóa đơn thu phí đường bộ không dừng sẽ phải thực hiện theo quy định tại điểm o Khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP Riêng dịch vụ quản lý hoạt động dịch vụ thu phí không dừng thì thời điểm lập hóa đơn áp dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP |
![]() |
21/9/2020 | Về thời điểm phát hành hóa đơn khi bán hàng bằng voucher
(Công văn số 84841/CT-TTHT)
Trường hợp hai Công ty thỏa thuận việc mua bán hàng theo voucher (phiếu mua hàng) thì bên bán sẽ phải phát hành hóa đơn ngay tại thời điểm giao hàng - nhận voucher chứ không đợi đến khi đối tác (phát hành voucher) thanh toán tiền |
THAM KHẢO | ||
![]() |
27/2/2023 | Dịch vụ ngân hàng lập hóa đơn vào thời điểm nào?
(Công văn số 7970/CTHN-TTHT)
Thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng đã được quy định rõ tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 78/2021/TT-BTC . Xem thêm Theo đó, ngày lập hóa đơn đối với dịch vụ ngân hàng được thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh cung cấp dịch vụ. Trường hợp cung cấp dịch vụ ngân hàng với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát dữ liệu giữa ngân hàng và các bên thứ ba có liên quan (tổ chức thanh toán, tổ chức thẻ quốc tế hoặc các tổ chức khác) thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh dịch vụ. |
![]() |
4/8/2022 | Một số loại hình dịch vụ được phép phát hành hóa đơn vào đầu tháng sau
(Công văn số 2826/TCT-CS)
Văn bản chấp thuận cho Đài Truyền hình Việt Nam được phép lập hóa đơn vào đầu tháng sau hoặc kết thúc kỳ cung cấp dịch vụ theo quy ước với khách hàng Xem thêm Theo quy định tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP |
![]() |
6/6/2022 | Hóa đơn có ngày lập khác ngày ký số, khai thuế theo thời điểm nào?
(Công văn số 6404/CTTPHCM-TTHT)
Theo quy định tại khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP |
![]() |
30/3/2015 | Về thời điểm lập hóa đơn đối với kinh doanh bảo hiểm
(Công văn số 2778/CT-TTHT)
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 09/2011/TT-BTC, đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thời điểm lập hóa đơn xác định doanh thu để kê khai nộp thuế GTGT, thuế TNDN là thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm (ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực), không phân biệt khách hàng đã hay chưa thanh toán phí bảo hiểm |
XỬ PHẠT / KHUYẾN CÁO | ||
![]() |
4/4/2019 | Cấm lách luật bằng cách phát hành hóa đơn cho tiền tạm ứng để khấu trừ thuế
(Thông báo số 02:CTHCM)
Liên quan đến thời điểm lập hóa đơn, Cục thuế TP. HCM đã khuyến cáo các hành vi dưới đây: Xem thêm - Lách thuế bằng cách không lập hóa đơn, không khai thuế GTGT, không tạm nộp thuế TNDN khi thu tiền theo tiến độ trong hợp đồng bán BĐS. - Lách thuế bằng cách không lập hóa đơn hoặc lập hóa đơn không đúng thời điểm phát sinh doanh thu để chờ hợp thức hóa chứng từ đầu vào, từ đó giảm được số thuế phải nộp. - Chủ đầu tư yêu cầu doanh nghiệp xây dựng xuất hóa đơn theo số tiền tạm ứng để kê khai khấu trừ thuế GTGT không đúng quy định. |
![]() |
4/1/2023 | Lập hóa đơn không đúng thời điểm bị phạt từ 3 - 8 triệu đồng
(Công văn số 391/CTHN-TTHT)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP Trường hợp công ty lập hóa đơn không đúng thời điểm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP |
![]() |
27/6/2022 | Phạt khoảng 3 đến 8 triệu đồng cho mỗi hóa đơn lập không đúng thời điểm
(Công văn số 7362/CTTPHCM-TTHT)
Trường hợp hóa đơn lập không đúng thời điểm quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP |
![]() |
19/12/2019 | Không được lựa chọn thời điểm lập hóa đơn dịch vụ
(Công văn số 15226/CT-TTHT)
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC Theo đó, trường hợp Công ty đã xuất hóa đơn tại thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ nhưng khách hàng yêu cầu hủy và xuất lại hóa đơn tại thời điểm khác là không đúng quy định. |
![]() |
9/11/2017 | Hóa đơn lập muộn vài năm có được chấp nhận?
(Công văn số 11014/CT-TTHT)
Theo Cục Thuế TP. HCM, trường hợp bên bán không lập hóa đơn ngay trong năm hoàn thành việc cung cấp, lắp đặt hàng hóa cho bên mua mà sau vài năm mới lập thì về nguyên tắc, bên mua sẽ không được hạch toán chi phí này vào năm phát sinh (do thiếu hóa đơn) hoặc năm lập hóa đơn (do không tương ứng với doanh thu). Xem thêm Tuy nhiên, nếu trên hóa đơn có ghi rõ thời điểm hoàn thành việc lắp đặt hàng hóa và có biên bản xử phạt bên bán về hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm thì bên mua được xem xét cho hạch toán chi phí, nhưng không được khấu trừ thuế. |
![]() |
6/11/2017 | Hàng khuyến mại phải lập hóa đơn ngay thời điểm tặng
(Công văn số 71608/CT-TTHT)
Theo quy định tại khoản 2.5 Phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC Nếu kết thúc chương trình chiết khấu mới tính thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Tuy nhiên, đối với hàng tặng khuyến mại, bên bán phải xuất hóa đơn ngay tại thời điểm tặng hàng. Trên hóa đơn ghi tên, số lượng hàng hóa và phải ghi rõ là hàng khuyến mại (khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC |